Vì sao nghề quản lý du lịch khách sạn luôn Hot ở bất cứ đâu

2457
Nghề quản lý du lịch khách sạn
Nghề quản lý du lịch khách sạn

Nếu nói về nhóm ngành giữ vững phong độ nhất và luôn luôn phát triển ở mọi thời điểm thì chắc chắn phải kể đến nghề du lịch khách sạn. Tiềm năng du lịch ở Việt Nam nói riêng hay ở bất cứ quốc gia nào cũng đều rất lớn và luôn được khai thác phát triển. Mỗi năm ngành du lịch – khách sạn đem về doanh thu cho các doanh nghiệp và đóng góp sự tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà là vô cùng lớn. Vì thế, học và theo đuổi nghề quản lý du lịch khách sạn đang trở nên cực kỳ “Hot”.

Nghề quản lý du lịch khách sạn là gì?

Nghề quản lý du lịch khách sạn là gì?
Nghề quản lý du lịch khách sạn là gì?

Quản lý Du lịch Nhà hàng Khách sạn là một nghề được gọi chung bao gồm hai mảng cùng lĩnh vực nhưng lại được khai thác theo hai hướng khác nhau là Quản trị Du lịch (Tourism Management) và Quản trị Nhà hàng Khách sạn (Hospitality Management). 

Quản trị Du lịch

Là quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, thiết kế các chương trình du lịch. Đảm nhiệm các công việc như:

  • Gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo
  • Tham gia các đợt quảng bá du lịch, đến nhiều nơi để tham quan, khảo sát, học hỏi, áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình
  • Quản lý khách hàng khi đi tham quan, du lịch tại các danh lam, các điểm du lịch
  • Điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách
  • Nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách
  • Nghiên cứu thị trường khác theo yêu cầu của nhà quản lý, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng chương trình quảng bá cho từng sản phẩm du lịch 

Quản trị Nhà hàng Khách sạn

Là nghề chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tất cả công việc và nhân sự trong khách sạn dưới sự chỉ đạo của giám đốc khách sạn. Chăm sóc khách hàng sau các chuyến tham quan như phòng ốc, nghỉ ngơi, dọn dẹp, bày trí, chuẩn bị bữa ăn mỗi ngày…

  • Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối nhân sự các bộ phận như lễ tân, phục vụ, buồng phòng…
  • Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp nguồn lực, khởi xướng kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường.
  • Thực hiện các chương trình phát triển nhân sự.
  • Kiểm soát ngân sách và các chi phí hoạt động khác.
  • Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR…

Học nghề quản lý du lịch khách sạn ra trường làm gì?

Học nghề quản lý du lịch khách sạn ra trường làm gì?
Học nghề quản lý du lịch khách sạn ra trường làm gì?

Tùy vào mục đích và sở thích của mỗi người để theo đuổi những chuyên ngành liên quan. Nhưng khi tốt nghiệp khối ngành này, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí như:

Quản lý du lịch

Nghề quản lý du lịch khách sạn chủ yếu làm việc trong văn phòng với các báo cáo, hồ sơ, các dự án du lịch lớn… Chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, trao đổi và bàn bạc với các bộ phận để tổ chức triển khai công việc phục vụ cho công việc.

Công việc này đòi hỏi có sự năng động và các mối quan hệ rộng, có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt. Cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo nhân viên, phân bổ vị trí nhân viên phù hợp và các bộ phận dưới quyền. Nếu bạn có lợi thế về ngoại hình thì đây là ưu thế đối với khối ngành này.

Có thể tham khảo thêm các nghề yêu cầu ngoại hình tại đây: Những ngành nghề bắt buộc và ưu tiên về ngoại hình

Điều hành du lịch

Điều hành du lịch
Điều hành du lịch

Công việc này đòi hỏi người điều hành phải biết phân bổ công việc cho các hướng dẫn viên hợp lý, quan sát và giám sát chặt chẽ công việc của những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận giải quyết.

Nhân viên marketing du lịch

Là những người đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách, quảng bá các chương trình của khách sạn/tour du lịch đến với khách hàng, phát triển các dịch vụ phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng và khách sạn.

Công việc này đòi hỏi sự am hiểu thị trường, sự sáng tạo trong cách tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, đòi hỏi sự năng động và nhiệt huyết với nghề. Am hiểu các công cụ quảng cáo Online và Offline phù hợp với chiến dịch của công ty đề ra.

Kế toán lữ hành

Kế toán lữ hành
Kế toán lữ hành

Công việc kế toán lữ hành là lên kế hoạch về chi phí, dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi trong tour, quản lý thu nhập, theo dõi các chứng từ liên quan, lập các báo cáo về chi phí, đánh giá hiệu quả tour và quyết toán thuế của doanh nghiệp vào cuối kỳ.

Công việc này đòi hỏi không chỉ chuyên môn về du lịch mà còn cả các nghiệp vụ kế toán, tính cẩn thận, chuyên nghiệp và chính xác với những con số. Ngoài ra cần sự tập trung cao, linh hoạt trong xử lý các công việc và các hợp đồng phát sinh.

Tìm hiểu thêm về nghề kế toán: Vì sao nghề kế toán luôn khát nhân lực? Cần tố chất gì?

Hướng dẫn viên du lịch

Đây chính là công việc được rất nhiều người yêu thích và là bộ mặt của các công ty du lịch – khách sạn. Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu các điểm du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi trong quá trình tham quan của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh …

Hướng dẫn viên du lịch không cần ngoại hình quá xuất sắc nhưng đòi hỏi sự năng động, am hiểu các địa điểm du lịch, hiểu tâm lý khách hàng, xử lý tình huống nhanh, ngoại ngữ tốt, sức khỏe tốt…

Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân

Công việc chính của nhân viên lễ tân là bộ mặt của khách sạn đóng vai trò nhận điện thoại, trả lời các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình, tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách, kiểm tra xem các dịch vụ có đáp ứng đúng yêu cầu của khách không và giúp khách trong các việc điện thoại, nhận và ký gửi đồ, thanh toán… 

Nhân viên lễ tân cũng là bộ phận thuộc chuyên ngành quản lý du lịch khách sạn thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, giao tiếp tốt, ngôn ngữ tốt, rõ ràng, khéo léo. Ngoài ra còn cần am hiểu các nghiệp vụ, thông tin du lịch – khách sạn, chịu toàn bộ trách nhiệm về các vấn đề ở bộ phận lễ tân.

Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

Nhiều người nghĩ rằng công việc của một phục vụ là tầm thường. Tuy nhiên đây là bộ phận đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch – khách sạn tốt nhất và chính xác nhất. Ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của một doanh nghiệp du lịch – khách sạn.

Nhân viên phục vụ phải luôn đảm bảo được các quy trình trong bày biện bàn ăn, thức ăn một cách sang trọng, chuẩn mực của bài trí, sắp xếp, trình tự phục vụ khách cũng phải khéo léo, hấp dẫn, thể hiện cả chiều sâu văn hóa lẫn mục đích của bữa tiệc. 

Bên cạnh đó công việc buồng phòng cũng không hề đơn giản. Các buồng, phòng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về sự sạch sẽ, thoáng mát, sang trọng về thiết kế, sắp xếp, thẩm mỹ, màu sắc… Đòi hỏi nhân viên phải có sự tinh tế, cẩn thận, thẩm mỹ, nhanh nhẹn, tận tình với khách.

Vì sao nên theo đuổi nghề quản lý du lịch khách sạn?

Vì sao nên theo đuổi nghề quản lý du lịch khách sạn?
Vì sao nên theo đuổi nghề quản lý du lịch khách sạn?

Khối ngành quản lý du lịch khách sạn được xem là ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chỉ tính riêng lĩnh vực du lịch đã chiếm đến 10,2% GDP toàn cầu trong năm 2016 và được xếp trong 11 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới.

Tiềm năng

Là một trong những ngành công nghiệp phát triển và khát nhân lực chất lượng cao nhất hiện nay. Du lịch – khách sạn luôn có tiềm năng phát triển không ngừng nghỉ dù ở hiện tại hay tương lai. Vì thế mở ra nhiều cơ hội vô cùng lớn cho giới trẻ có đam mê.

Môi trường lý tưởng

Môi trường lý tưởng
Môi trường lý tưởng

Nếu bạn mong muốn bản thân có thể phát triển và năng động, chuyên môn, nghiệp vụ cao thì chắc chắn nên thử lĩnh vực quản lý du lịch khách sạn. Đây là khối ngành đòi hỏi rất nhiều tố chất cao cùng nhiều sự lựa chọn về chuyên ngành riêng sau ra trường sinh viên có thể định hướng và lựa chọn. Là môi trường vô cùng tốt cho phát triển sự nghiệp, con người.

Đãi ngộ hấp dẫn

Tùy thuộc vào công ty và năng lực bản thân mà nhân viên sẽ có những đãi ngộ khác nhau. Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp khối ngành này rơi vào 7 đến 10 triệu đồng/tháng.

Đối với cấp quản lý, giám sát mức lương trung bình là 24 triệu đồng/ tháng… Nếu được ra nước ngoài hoặc làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thu nhập có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu.

Tại Việt Nam, hầu hết các nhà hàng – du lịch – khách sạn đều phải thuê các CEO nước ngoài quản lý với mức lương từ 10.000 – 15.000 USD/tháng (tương đương 220 -330 triệu đồng/tháng). Đây là cơ hội vô cùng lớn dành cho sinh viên Việt Nam theo đuổi đam mê.

Cơ hội phát triển

Cơ hội phát triển
Cơ hội phát triển

Làm việc trong lĩnh vực ngành quản lý du lịch khách sạn chính là tấm vé thông hành quốc tế trên con đường sự nghiệp. Quy trình nhận việc, thực tập và làm việc thực tế của ngành tương đối dễ dàng hơn so với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, cơ hội làm việc trong môi trường đa văn hóa, dễ phát triển sự nghiệp và thăng tiến.

Mở rộng hiểu biết nhiều lĩnh vực

Làm việc trong khối ngành du lịch – khách sạn chính là cơ hội tốt cho việc phát triển các mối quan hệ và hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Công việc đòi hỏi tính tích cực trau dồi kiến thức về văn hóa, lịch sử, ẩm thực và con người bản xứ cũng như các quốc gia, lãnh thổ khác.

Trau dồi ngôn ngữ

Trau dồi ngôn ngữ
Trau dồi ngôn ngữ

Ngành quản lý du lịch khách sạn đòi hỏi mọi ứng viên cần có vốn ngôn ngữ tốt, biết ít nhất 2 thứ tiếng thành thạo. Vì thế, một khi tham gia vào các công việc liên quan khối ngành này chính là môi trường vô cùng tốt cho việc rèn luyện, thực hành và cọ xát thực tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Danh sách các trường đào tạo ngành quản lý du lịch khách sạn

Danh sách các trường đào tạo ngành quản lý du lịch khách sạn
Danh sách các trường đào tạo ngành quản lý du lịch khách sạn
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Văn hóa TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học công nghiệp thực phẩm Tp.HCM
  • ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • Đại học Kinh tế – Tài chính Tp.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Dân lập Văn Lang
  • Đại học Hoa Sen

Nghề quản lý du lịch khách sạn vẫn đang từng bước khẳng định được giá trị và tiềm năng lớn của mình khi không chỉ Việt Nam mà ở các nước phát triển, khối ngành này luôn được ưu tiên đầu tư và mở rộng. Việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ càng sớm càng giỏi thì việc tương lai rộng mở đối với các ứng viên là vô cùng hấp dẫn.

Nhận tư vấn miễn phí