Cuộc sống càng hiện đại cũng là lúc con người dần có thói quen thụ động hơn với mọi thứ kể cả giải trí, sinh hoạt, sức khỏe của chính bản thân. Về lâu dài tính cách này ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của mỗi người. Hãy thay đổi và rèn luyện cách làm sao để vượt qua tính thụ động nhằm nâng cao giá trị cá nhân và con người hơn.
Mục lục
Tính thụ động là gì?
Tính thu động chính là việc một cá nhân hay tập thể chờ đợi một tác động từ bên ngoài đến sau đó mới bắt đầu thực hiện công việc theo mệnh lệnh hay chỉ đạo. Làm mọi thứ theo quy trình có sẵn, theo khuôn khổ mà ít quan tâm đến hiệu quả.
Thụ động chính là việc ngồi chờ đợi sự sắp xếp và giao phó, chờ đợi kết quả để giải quyết, chờ đợi cơ hội đến với mình mà không có một kế hoạch cụ thể cho tương lai. Không có một nỗ lực phấn đầu hay tìm tòi mọi thứ nào cho những ngày tới.
Tính thụ động chính là đưa bản thân ngồi vào thế bị động không phòng vệ, không có sự chuẩn bị chỉn chu cho bất kể các hành trình công việc hay cuộc sống. Mọi việc đều được thực hiện theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” đến đâu hay đến đó.
Tính thụ động làm cho con người trở nên thụt lùi, ù lì, mất đi sự nhanh nhạy, sáng tạo và hoạt bát. Thụ động có trong cuộc sống, những việc làm thường ngày, trong học tập, lao động, làm việc… Khi con người quen với sự sắp xếp sẵn có từ nhỏ, khi lớn lên sẽ trở thành người không chính kiến, không bản lĩnh, không dám nhận trách nhiệm, nhu nhược.
Nguyên nhân dẫn đến sự thụ động
Do được bao bọc từ nhỏ
Hầu hết giới trẻ thời nay đều có cuộc sống khá dư dả, thỏa mái và đáng mơ ước. Cơm dâng, nước rót tận miệng. Đi học có người đưa rước, thiếu tiền có người chi, cần gì có nấy, Internet phát triển nên mọi thứ có sẵn trên một chiếc Smartphone… Chính vì thế các bạn dường như chẳng cần phải tư duy, vận động vì mọi thứ đều được tiếp ứng kịp thời và đầy đủ.
Điều này vô hình chung hình thành nên suy nghĩ ở giới trẻ là “chẳng cần làm gì nhiều mọi thứ vẫn có sẵn”. Tất cả khó khăn đều có ba mẹ giải quyết không cần đắn đo hậu quả. Cần tìm hiểu sẽ có thông tin có sẵn không cần tìm tòi… tất cả hình thành tính thụ động.
Chịu tác động quá nhiều
Hầu hết giới trẻ hiện nay đều lười suy nghĩ, lười vận động, lười tư duy do bị tác động quá nhiều bởi người lớn, xã hội. Khiến các bạn trở thành một khối máy di động không thể tự thân tư duy, không tự chịu được áp lực cuộc sống hay khó khăn. Và hầu hết giới trẻ bây giờ đều được sắp xếp mọi thứ từ xử lý cho đến ăn uống, làm việc, học tập từ người lớn.
Lười biếng
Lười biếng này không chỉ ở hành động mà còn ở suy nghĩ. Lười vận động, lười làm việc kể cả phục vụ cho cá nhân, lười phân tích vấn đề do có người phục vụ sẵn nhất là ba mẹ chiều chuộng con cái. Lười tìm hiểu vấn đề mà đơn giản chỉ cần thấy vài cái title trên mạng đã vội tin…
Hậu quả của sự thụ động là gì?
Mất cơ hội tiếp cận cái mới
Việc thụ động khiến bạn thờ ơ với mọi thông tin và kiến thức mới. Dần trở thành thói quen thụ động và tin tưởng mọi thứ xung quanh thay vì phân tích, tìm tòi và phát triển cái mới.
Bỏ lỡ nhiều cơ hội
Thụ động làm bạn phủi tay với những cơ hội đôi khi chỉ đến một lần để chờ đợi một điều gì đó tiện lợi hơn, tốt hơn, dễ dàng hơn. Điều đó làm bạn đánh mất rất nhiều cơ hội trong cuộc sống, công việc, thậm chí là tình cảm.
Đóng kín các mối quan hệ
Thụ động chính là việc bạn khép mình và chỉ quan tâm đến thế giới quan trong bạn và xung quanh bạn. Nó khiến bạn tù túng, không tiếp nhận được cái mới, đánh mất nhiều lợi ích và phát triển bản thân.
Khiến bạn thụt lùi
Luôn chỉ quan tâm tới cái mình muốn thay vì thay đổi và phát triển bản thân khiến bạn luôn thụt lùi khi chỉ sống cho hiện tại và quá khứ. Thụ động tước bỏ khả năng tìm kiếm, khám phá cái mới. Ngăn cản việc tiếp thu tri thức mới và thay đổi. Dần dà bạn sẽ sớm bị đào thải vì lối kiến thức cũ không đủ tiếp cận và áp dụng vào môi trường đang đổi mới hàng ngày.
Hình thành sự tự ti
Khi sự thụ động hình thành thói quen, khi lớn lên chúng ta bắt đầu sợ sệt mọi thứ khi đối mặt với những khó khăn đầu đời. Cảm thấy mình kém cỏi hoặc hống hách hơn người, to tiếng với người không hiểu bạn và run rẩy trước người thấu hiểu con người bạn. Chính vì thế bạn sẽ trở nên nhu nhược và đánh mất giá trị bản thân.
Làm thế nào để thay đổi tính thụ động?
Để thay đổi tính thụ động chúng ta cần rèn luyện từ sớm kể cả việc dạy dỗ trẻ em ngay từ còn nhỏ. Việc thay đổi cần có quá trình từ những việc nhỏ nhất ở hành động cho đến suy nghĩ cụ thể như:
Hãy hành động
Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề dù nhỏ hay lớn trong cuộc sống, đặc biệt là những cuộc sống sinh hoạt quanh bạn. Hãy chia nhỏ nó thành những phần bé nhất có thể và xử lý từng phần một. Nó sẽ làm vấn đề bớt gây nản chí và cụ thể hơn.
- Hãy chủ động dọn dẹp nhà cửa ngay hôm nay thay vì đợi nhà cửa bẩn mới lau chùi
- Hãy cất gọn sách vở, tô chén lại chỗ cũ sau khi đã sử dụng thay vì để nơi tiện nhất và lúc tìm kiếm lại rất mất công
- Hãy chủ động dậy sớm và tập thể dục thường xuyên thay vì đợi đau ốm, việc ngập đầu mới thay đổi
- Hãy nấu ăn và ăn uống đúng giờ thay vì đợi đói mới ăn uống qua loa
- Hãy giặt đồ khi vừa thay ra xong hơn việc đợi đồ chất đống hết đồ mang mới đi giặt…
Tất cả, hãy bỏ thói quen việc tới chân mới làm từ những việc nhỏ nhất xung quanh cuộc sống của bạn. Đừng coi thường những việc nhỏ bé, từng thứ nhỏ nhặt sẽ cấu thành tính cách thụ động có trong bạn kể cả ở suy nghĩ.
Tập thói quen lên kế hoạch
Hầu hết những người sống thụ động đều không có kế hoạch cụ thể cho cuộc sống ít nhất là trong ngày. Việc lên kế hoạch cụ thể giúp bạn phân chia thời gian hợp lý và buộc bản thân phải hoàn thành trong khoảng thời gian cho phép. Điều này khiến bạn có nhiều thời gian hơn cho việc chủ động suy nghĩ công việc tiếp theo phải làm.
Hãy giới hạn công việc của bạn trong ngày bằng những mốc thời gian cụ thể và buộc phải hoàn thành. Khi đó bạn sẽ tự nhận ra bạn có nhiều thời gian trong ngày hơn mình tưởng thay vì cứ buông thả, thụ động đợi việc đến tay. Chắc chắn bạn cũng sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn, có nhiều thời gian hơn.
Nắm bắt thời điểm
Bạn cần phải trân trọng bất cứ những gì xảy đến và sẽ xảy đến với mình để tạo nên thói quen làm chủ mọi việc. Hãy nắm giữ lấy tất cả thời cơ bạn có và thử sức với nó. Đừng chờ đợi một điều gì đó sẽ đến tốt hơn việc bạn đang đối mặt. Việc nắm bắt mọi thời cơ cũng là cách giúp bạn biết năng lực và giá trị thực sự của bản thân mình là gì.
Thay đổi cách nhìn nhận
Thay đổi cái nhìn của bạn về những lo lắng cũng là cách loại bỏ sự thụ động trong suy nghĩ của bạn. Hãy để dành chỗ cho sự tự tin và chủ động làm việc, sáng tạo, suy nghĩ đối với mọi thứ.
Hầu hết sự thụ động đều mang ý nghĩa sợ sệt, lo lắng làm không tốt, làm không được. Vì vậy hãy vứt bỏ các mối bận tâm vốn được xem là cản trở suy nghĩ và thường dùng để biện minh cho sự thụ động. Tập gạt đi suy nghĩ tiêu cực bạn mới thấy cuộc đời đáng chủ động để khám phá và thưởng thức.
Luôn nhìn về phía trước
Cái sai ở người thụ động thường mắc phải chính là luôn nhìn về quá khứ, trách móc và đổ lỗi. Sau đó là chỉ sống cho hiện tại, biết ngày nào hay ngày đó chính vì thế mà không có sự chuẩn bị cụ thể nào ngoài những thứ đang đối mặt ở hiện tại.
Trong khi để chủ động hơn bạn cần nhìn về phía trước, hướng về những thứ chưa đạt được để chuẩn bị ngay bây giờ, ngay hôm nay để giành lấy. Điều này vô hình chung rèn luyện thói quen chủ động suy nghĩ, lên kế hoạch, lên phương án cho mọi việc một cách logic hơn.
Chia sẻ gánh nặng
Việc ôm đồm mọi việc về mình một cách thái quá trong áp lực và mệt mỏi chắc chắn không thể hiện sự chủ động mà là sự nhu nhược và thiếu chủ động. Việc ngại nhờ giúp đỡ, ngại hỏi và ngại nhờ vả khiến bạn trở nên yếu đuối và không đủ thời gian cho việc chủ động công việc.
Hãy biết cách chia sẻ những công việc phù hợp. Khi nhờ trợ giúp là bạn đang trút bớt gánh nặng của mình cho người khác, giải phóng khoảng trống tâm hồn để chứa đựng thêm những điều khiến bạn có nhiều bản lĩnh sống hơn. Tạo ra nhiều khoảng trống cho việc lên dự định cho bản thân.
Bước ra khỏi cái tôi của mình
Ngay bây giờ bạn phải tự nhận thức được bản thân là ai, ở đâu, giá trị gì và sau đó hành động. Quan tâm nhiều hơn đến những thứ mình không rõ, không biết. Tìm hiểu nhiều thông tin liên quan đến những thứ mình đang tìm tòi, đang thắc mắc bằng nhiều nguồn như sách báo.
Tương tác nhiều hơn, tận hưởng và khám phá nhiều hơn ở bản thân và mọi người xung quanh. Đừng rúc mình trong cái tôi cũ kỹ của bản thân. Tập chia sẻ và thoát khỏi vòng tay an toàn của ba mẹ để tìm thấy chính bản thân mình càng sớm càng tốt.
Tính thụ động được hiểu như những bông hoa trong nhà kính, không sương gió, không nắng nóng và kham khổ. Mọi sự chăm sóc, nâng đỡ đều từ người khác và nếu sống cuộc sống bình thường sẽ chẳng tồn tại. Chính vì thế mà hãy thay đổi tính thụ động ngay khi có thể để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, nâng cao giá trị bản thân hơn mỗi ngày.