Vì sao nghề kế toán luôn khát nhân lực? Cần tố chất gì?

2050
Vì sao ngành kế toán luôn khát nhân lực? Cần tố chất gì để theo nghề?
Vì sao ngành kế toán luôn khát nhân lực? Cần tố chất gì để theo nghề?

Kế toán là nghề quan trọng mà bắt buộc các công ty lớn, nhỏ đều cần phải có. Bất cứ các loại hình dù là kinh doanh hay sản xuất thì mục tiêu cuối cùng chính là lợi nhuận. Kế toán lại là ngành nghề thuộc lĩnh vực liên quan đến tài chính, thu chi, tiền bạc… Chính vì thế mà ngành này từ trước đến nay và trong tương lai chưa bao giờ hết Hot và cần nhân lực.

Ngành kế toán là gì?

Ngành kế toán là gì?
Ngành kế toán là gì?

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…

Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Kế toán được chia ra rất nhiều loại như: kế toán ngân hàng, kế toán công nợ, kế toán quỹ, kế toán bán hàng… Tùy thuộc vào mỗi loại hình, quy mô từng công ty và doanh nghiệp mà có thể có đầy đủ các kế toán viên, hoặc chỉ một kế toán tổng hợp. 

Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị. Kế toán được chia thành hai loại:

  • Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
  • Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Chọn học ngành Kế toán, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức căn bản như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,…

Công việc của một kế toán viên

Công việc của một kế toán viên
Công việc của một kế toán viên

Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động của công ty, vị trí của nhân viên kế toán là gì thì số lượng công việc và nội dung công việc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phần chung kế toán cần đảm nhiệm các công việc như:

  • Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
  • Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
  • Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
  • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
  • Giải quyết các vấn đề liên quan lương thưởng, thuế, bảo hiểm (y tế, thất nghiệp, thai sản…)
  • Ngoài ra có thể kiêm nhiệm việc quản lý thu chi tiền mặt, ký gửi, ngân hàng…

Tương lai của ngành kế toán thế nào?

Tương lai của ngành kế toán thế nào?
Tương lai của ngành kế toán thế nào?

Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Vậy cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.  

Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình.

Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở ra ở nhiều chức vụ, vị trí cao hơn.

Kế toán ngoài chuyên môn, kiến thức cao thì những kỹ năng cá nhân như áp lực, nghiêm túc, trách nhiệm… đòi hỏi cũng rất cao. Vì thế cũng cần chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với những áp lực của nghề.

Nếu là kế toán viên?

Mức lương mới ra trường của bạn ở mức trung bình giao động từ $300 – $600. Bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Vì mới ra trường nên bạn còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán…

Việc làm từ vị trí nhỏ, chuyên sâu theo một mảng cố định sẽ giúp bạn dễ định hình được công việc cụ thể của kế toán, dễ quen việc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

Nếu làm kế toán tổng hợp?

Ở vị trí này, bạn cần phải trải qua một thời gian làm việc khá dài ít nhất 2-3 năm và đủ kinh nghiệm với mức lương khởi điểm từ $500 – $1200. Mức lương này xứng đáng với trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu, xử lý từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

Nếu làm kế toán trưởng?

Mức lương ít nhất từ $1000 – $2000. Đây là vị trí lớn và quan trọng đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp. Hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. 

Những tố chất cần thiết của một người làm kế toán

Những tố chất cần thiết của một người làm kế toán
Những tố chất cần thiết của một người làm kế toán

Trung thực  

Một kế toán khi làm việc với hàng loạt các con số, đặc biệt liên quan đến thu chi, tài chính, lợi nhuận của một công ty buộc bạn phải là người trung thực, không gian dối, không luồn lách. Vì vị trí này khá nhạy cảm mà những thông tin về các con số mà bạn trình bày phải gắn liền và phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Khách quan

Là một kế toán bạn phải tuyệt đối khách quan trong tất cả các hoạt động của đơn vị mình. Việc bạn làm việc chủ quan theo cảm tính, hay tình cảm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tăng trưởng của một doanh nghiệp.

Bạn phải luôn tâm niệm rằng chính sự thiếu khách quan của bạn sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Luôn trung thực và xử lý tình huống chính xác theo luật, quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính bạn.

Chính xác

Chính xác
Chính xác

“Sai một con số bán một con trâu” không hề sai đối với ngành nghề kế toán. Thậm chí bạn phải hiểu rằng chỉ cần chênh lệch 1 đồng thôi cũng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau.

Đây được xem là phẩm chất quan trọng hàng đầu của người làm kế toán. Bạn phải chính xác tuyệt đối trong công việc, nhất là những con số. Nếu không chính xác ngoài việc làm mất thời gian thì bạn còn mất tín nhiệm của cấp trên.

Nhanh nhẹn và năng động

Kế toán là người phải đối mặt với rất nhiều thông tin kinh tế, phải thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định mới liên quan về thuế, bảo hiểm, tỷ số, ngân hàng… để có thể xử lý công việc một cách hiệu quả nhất.

Sự nhạy bén giúp người kế toán linh động trong mọi tình huống, nhất là việc sai số không đáng có hay lương thưởng… Đôi khi một kế toán phải nhanh nhẹn, giỏi giang còn giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều.

Khả năng quan sát và phân tích

Công việc hằng ngày của một kế toán chính là quan sát và lập sổ sách kế toán, thu thập hóa đơn chứng từ… Chính vì thế tính cách cần có của kế toán cần tinh tế nhìn nhận cẩn thận để biết và phân tích mọi vấn đề để xử lý công việc hợp lý nhất.

Trách nhiệm và độc lập

Kế toán là vị trí hầu như không làm việc nhóm mà phải độc lập xử lý và giải quyết công việc của mình. Mỗi một vị trí có một công việc khác nhau, một mảng điều hành và vận hành khác nhau. Chính vì thế bạn cần có trách nhiệm cao hoàn thành và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc.

Khả năng chịu áp lực 

Có thể nói, kế toán là ngành khá khô khan và mệt mỏi với những con số. Bạn phải đối mặt với hàng loạt những dãy số, các thông tin kinh tế, tài chính, lại phải tập trung xử lý công việc sao cho chính xác, hợp lý… Nhất là quyết toán thuế cuối tháng, căng não vì thiếu hụt hoặc sai sót… vì vậy không thể tránh khỏi việc bị stress trong công việc.

=>>Xem thêm: Strees là gì? Làm cách nào để giảm stress, căng thẳng hiệu quả?

Tính cẩn thận

Chắc chắn nhắn đến tiền bạc, tài chính và những con số thì bạn cần phải luôn đề cao tính cẩn thận, chi tiết vì thế mà tính cẩn thận luôn cần có đối với nghề làm kế toán. Luôn phải dò xét kỹ lưỡng sau khi làm xong việc. Cẩn thận trong tính toán và tổng hợp nếu bạn không muốn chỉ vì một sai số nhỏ mà phải đào tung hết tất cả hóa đơn, chứng từ ra để tìm lỗi và sửa chữa.

Học kế toán ra trường làm gì?

Học kế toán ra trường làm gì?
Học kế toán ra trường làm gì?

Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính…
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ…
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính…
  • Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
  • Kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán viên, quỹ…

Học ngành Kế toán ra trường làm việc ở đâu?

Học ngành Kế toán ra trường làm việc ở đâu?
Học ngành Kế toán ra trường làm việc ở đâu?

Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể làm việc tại hầu hết các doanh nghiệp, công ty, loại hình, lĩnh vực khác nhau như:

  • Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm
  • Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện
  • Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán
  • Ngoài ra có thể làm thu ngân kiêm kế toán thuế, thu chi tại các nhà hàng, quán ăn, quán cafe, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
  • Giao dịch viên tại các ngân hàng

Nghề kế toán khá thông dụng và tương lai rộng mở nên hầu hết các trường tổng hợp, chuyên tài chính đều đào tạo kế toán. Yêu cầu về chuyên môn kế toán không quá khó nên chỉ cần chăm chỉ và nỗ lực rèn luyện kỹ năng và phẩm chất thì việc theo đuổi ngành nghề này là luôn đúng đắn.

Nhận tư vấn miễn phí