Nghề R&D tuy không được đào tạo chính thức và chuyên môn ở các trường, trung tâm nhưng thường là vị trí quan trọng và cần thiết ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Tuy là cái tên còn khá xa lạ nhưng chiếm giữ vị trí quan trọng đóng góp lớn vào sự phát triển của sản phẩm, công ty. Đặc biệt khi xã hội càng ngày càng phát triển, cạnh tranh cao thì R&D càng được chú tâm nhiều hơn.
Mục lục
Nghề R&D là gì?
R&D là từ viết tắt của Research and Development có nghĩa là nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công việc chính của R&D có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm/dịch vụ, dự án mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, công việc này càng được quan tâm phát triển hơn, chú trọng hơn.
Công việc này đòi hỏi nhân viên phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới liên tục, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
Công việc chủ yếu của R&D
Phân tích tổng hợp
Nhân viên R&D luôn phải cập nhật nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các sản phẩm, các dịch vụ của công ty, thị trường cần tiếp cận cùng tất cả các thông tin liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến dự án. R&D xác định nguồn thông tin sau đó phân tích.
Phân tích dữ liệu
Bộ phận R&D cần phải có sự ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ, từ đó phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, tường tận giúp các bộ phận khác thực hiện tốt hơn các công việc về sau.
Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng là công việc quan trọng thiết yếu của hầu hết công ty, doanh nghiệp liên quan đến hành vi, độ tuổi, tính cách, sở thích, khu vực sinh sống, mức thu nhập,…của khách hàng mục tiêu. Làm tốt việc này sẽ giúp quy trình chăm sóc khách hàng diễn ra thuận lợi hơn.
Chia sẻ thông tin
Từ việc thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau sau đó tổng hợp và chia sẻ thông tin đến khách hàng, thị trường. Thông tin R&D lấy phải từ nhiều nguồn khách quan mang tính chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.
Phân loại nghề R&D
Công việc của R&D khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề riêng biệt gồm:
Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Là một mảng của nghề R&D với mục đích của hoạt động là nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm mới như về: thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng, mẫu mã… Hay cải tiến, nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có tốt hơn, tiện ích hơn, hiện đại hơn.
Còn đối với các ngành chuyên cung cấp dịch vụ thì sẽ nâng cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường, khách hàng như thêm tiện ích, chăm sóc, dịch vụ… Nghiên cứu đem lại những dịch vụ tốt nhất cải tiến về hiệu quả và chăm sóc tốt nhất.
Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Đây là mảng nghiên cứu và phát triển mảng công nghệ với mục đích tạo ra những công nghệ mới hiện đại để cải tiến những sản phẩm cũ, ứng dụng vào những sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Những công nghệ tiên tiến, tiết kiệm điện, thời gian hơn như máy giặt, tủ lạnh…
Nhiệm vụ này còn bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường cũng như các công nghệ của đối thủ để dựa vào đó phát triển cái mới cho doanh nghiệp mình. Hoặc học hỏi nghiên cứu tạo ra những công nghệ mới mang tính mới mẻ và ứng dụng cao hơn.
Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)
Có một số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng rất chú trọng vào bao bì sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng, chứa thông điệp, độc đáo như mì gói, sữa, mặt nạ, mỹ phẩm, nước uống đóng chai… Bộ phận nhân viên R&D sẽ đảm nhiệm việc sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì, phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất, sáng tạo nhất.
Packaging R&D đóng góp rất lớn vào việc tăng lượng sản phẩm tiêu thụ và việc tăng hiệu quả quảng bá của bao bì sản phẩm rất là yếu tố quyết định thành công của một sản phẩm rất được chú trọng. Vì thế đây là mảng được đầu tư nhiều ở các doanh nghiệp.
Việc thay đổi kiểu dáng bao bì, quy cách quảng bá trên kiểu dáng, chất liệu có thể làm thay đổi doanh thu tăng nhanh chóng mà không cần thay đổi chất lượng sản phẩm. Cụ thể như sự thay đổi bao bì liên tục của hãng nước uống coca cola chẳng hạn.
Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)… Việc cải tiến được một quy trình thành công sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.
Với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì hoạt động Process R&D trong phát triển quy trình triển khai dịch vụ, cung cấp dịch vụ càng có vai trò quan trọng hơn vì nó quyết định đến sự thành công cao hay thấp của loại hình dịch vụ đó.
Yêu cầu công việc nhân viên R&D
Yêu cầu trình độ
- Có bằng cử nhân đại học chuyên ngành có liên quan công việc R&D.
- Có kinh nghiệm làm nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
- Biết sử dụng các thiết bị đo lường, đọc bản vẽ kỹ thuật và các phần mềm thiết kế để thiết kế sản phẩm.
- Có kiến thức về kỹ thuật nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa học.
- Thành thạo tin học văn phòng. Các kỹ năng mềm cần thiết.
- Tiếng Anh đọc hiểu khá.
Nắm rõ bản chất nghề
Không có đơn vị nào đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp về nghề R&D vì thế yêu cầu ứng viên phải là người có kiến thức, hiểu biết về nghiên cứu, phát triển và thiết kế. Thường là chuyển từ các bộ phận liên quan lên vị trí này.
Việc hiểu biết này có thể giúp họ phát triển được sự sáng tạo của mình để mang đến những sản phẩm mới hữu ích hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Kỹ năng giao tiếp
Công việc của một nhân viên R&D thường sẽ phải làm việc nhóm, có sự kết nối và cùng nghiên cứu phát triển. Cần có sự phối hợp tốt với các bộ phận khác để tạo ra sản phẩm mới ứng dụng cao hơn sản phẩm cũ. Do vậy, kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết để nhân viên R&D có thể trao đổi, thảo luận về công việc tốt hơn.
Chịu được áp lực công việc
Việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới tốt và ứng dụng cao hơn sản phẩm cũ phải mất thời gian và công sức, chất xám rất nhiều. Nhất là khi các đối thủ cạnh tranh đang tung ra rất nhiều ứng dụng ưu việt hơn thì áp lực của nhân viên R&D càng cao hơn.
Dù làm trong môi trường sáng tạo và thỏa mái nhưng căng thẳng mà công việc mang đến là không thể tránh khỏi. Điều này là vì họ có thể sẽ được yêu cầu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm trong một thời gian nhất định và thậm chí là theo yêu cầu của đối tác của công ty. Thậm chí việc chạy deadline là xảy ra thường xuyên là dễ hiểu.
Luôn học hỏi và cập nhật
Để có thể luôn tạo ra cái mới, ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường và khách hàng buộc nhân viên R&D phải luôn học hỏi, cập nhật kiến thức mới từ các thông tin điện tử, đối thủ, sách vở… Phải luôn làm mới kiến thức của mình và tìm tòi cái mà khách hàng thực sự mong muốn. Tìm kiếm và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng ở hiện tại và tương lai…
Cơ hội việc làm kỹ sư R&D hiện nay
Tiềm năng của nghề
So với marketing quảng bá sản phẩm thì bộ phận R&D là một phần quan trọng liên quan trực tiếp đến doanh thu của một doanh nghiệp. Với nhu cầu phát triển hiện nay, có khá nhiều các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh đã và đang xây dựng – phát triển bộ phận R&D cho đơn vị mình.
Các tập đoàn lớn về công nghệ, điện tử như FPT, Viettel, Vinamilk, Samsung, LG, Panasonic… là các công ty đi đầu trong việc xây và tập trung phát triển bộ phận R&D theo mô hình chuẩn của thế giới.
Hầu như tập đoàn, doanh nghiệp lớn nào cũng có những dự án thiết kế, phát triển sản phẩm tiếp cận khách hàng lớn nên nhu cầu tuyển dụng lực lượng kỹ sư có chất lượng là rất lớn.
Bên cạnh đó hầu như chưa có trường Đại học nào ở Việt Nam có giảng dạy và đào tạo chuyên ngành “Nghiên cứu và phát triển” đúng nghĩa. Chính vì điều này mà hầu hết các kỹ sư R&D được tuyển dụng chỉ có nền tảng về điện, điện tử, cơ khí, mỹ thuật công nghiệp…
Vì vậy, nếu có kiến thức về mảng này bạn sẽ vô cùng được trọng dụng ở các doanh nghiệp hiện nay. Hầu như nhân viên R&D hiện nay đều phải đào tạo lại, học hỏi, tìm hiểu từ các bộ phận khác chuyển lên mất nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu công việc.
Cùng với sự phát triển đó, nếu bạn mong muốn tìm hiểu và làm việc ở lĩnh vực này hãy nhanh tay tìm hiểu và nghiên cứu, trang bị đầy đủ kiến thức để hòa nhập vào môi trường công việc đầy tính sáng tạo này. Và chắc chắn mức lương trả cho vị trí này không hề thấp.
Bạn có thể tham khảo thêm về các ngành nghề khát nhân lực hiện nay tại đây: BẠN CÓ BIẾT: Những ngành nghề khát nhân lực nhất thế giới
Mức lương kỹ sư R&D
Mức lương của kỹ sư R&D hiện nay dao động trong khoảng từ 8 – 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực của người kỹ sư và quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt với những kỹ sư đảm nhận vai trò trưởng nhóm R&D, có nhiều kinh nghiệm làm việc thì mức lương tháng có thể lên đến hàng nghìn đô cùng với đó là nhiều chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn…
Nghề R&D hiện đang là nghề rất hot và trở nên quan trọng hơn do doanh thu hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào việc phân tích, đánh giá và phát triển các sản phẩm/dịch vụ một cách hợp lý. Vì thế, nếu có đam mê trong sáng tạo về kỹ thuật, phát triển công nghệ/sản phẩm thì bạn nên tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng để bén duyên với nghề này.