CEO là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, một doanh nghiệp kiêm nhiệm việc tổ chức và điều hành các bộ phận. Để trở thành một CEO không phải chỉ muốn là được. Bạn cần hội tụ đủ các yếu tố từ kỹ năng cá nhân, kỹ năng mềm, học hỏi, kiến thức, kinh nghiệm… Cùng bài viết tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến CEO ngay sau đây.
Mục lục
CEO là gì?

CEO là viết tắt Tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành. Giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn, một công ty hay tổ chức.
Ở vị trí này, đòi hỏi bạn cần có trách nhiệm cho sự lớn mạnh, phát triển của cả một tổ chức bao gồm nhân viên, nhân sự… CEO có quyền cao nhất đưa ra quyền quyết định cuối cùng cho một dự án, kế hoạch… của công ty.
CEO cần đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức, kiểm soát liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh và tiến độ công việc bên ngoài và bên trong. Cũng như cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển, xử lý sự cố, ý tưởng và tiêu chuẩn ngành mới…
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà CEO có thể báo cáo cho Hội đồng quản trị hoặc không. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO còn quyết định nằm ở CEO.
Công việc của một CEO là gì?

Vai trò của một CEO là vô cùng quan trọng, là mấu chốt cho sự hoạt động và lớn mạnh của công ty.
- Đưa ra ý tưởng và chiến lược để thực hiện cho cả công ty
- Chịu trách nhiệm cho cả quá trình thực hiện kế hoạch cũng như giải quyết sự cố, đưa công ty đi theo đúng hướng đã định.
- Chỉ đạo và điều hành các công tác xây dựng, triển khai, những mảng kinh doanh và ý tưởng thúc đẩy góp phần thực hiện do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tài chính cũng như sự tăng trưởng được đánh giá thường xuyên của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như kế hoạch.
- Đưa những ý kiến, đề xuất kịp thời nhằm hoàn thiện công ty.
- Xây dựng, phát triển các ý tưởng nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty đến được với thị trường mong muốn.
- Xây dựng hoạt động và văn hóa công ty.
- Thẩm định, xem xét, góp ý, phát triển và phê duyệt các dự án đầu tư cũng như phát triển của công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch và tuyển chọn nhân sự, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp…
- Xét duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng, mức chịu phạt…
- Tổ chức và thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
- Đưa ra các quyết định, xử lý các rủi ro không may xảy ra của công ty…
- Quản lý bán hàng, quảng cáo, sản xuất, sản phẩm, dự án…
Trên thực tế, tùy vào từng loại hình kinh doanh của mỗi công ty mà công việc của CEO sẽ mỗi khác. Tuy nhiên, đa phần mọi bộ phận chung quy một CEO đều cần phải quản lý hết tất cả.
Những tố chất cần có để trở thành CEO
Có tham vọng và mục tiêu

Để có thể đạt được những thành quả to lớn, yếu tố đầu tiên của CEO – Bạn phải là người dám mơ cao, tham vọng của bạn phải đủ nhiều để đủ thúc đẩy bản thân hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn và chinh phục vị trí CEO.
Biết sử dụng quỹ thời gian

Đối với một CEO, điều tiết yếu họ cần có đó là biết sử dụng hợp lý thời gian. Phân chia 24h/ngày một cách hợp lý và tăng năng suất công việc một cách “đậm đặc” nhất có thể. Đúng hẹn, đúng giờ, không chần chừ, không do dự, quyết định nhanh chóng… Tất cả đều là một kỹ năng trong quản lý thời gian hợp lý.
Kiến thức

Kiến thức cần có của CEO là vô hạn, bạn cần phải trau dồi những kiến thức tổng quát từ cách thức tổ chức, cách quan sát và đề bạt vấn đề, tìm kiếm sản phẩm, khai thác và phân tích thị trường, lĩnh vực, thời điểm, cách sử dụng con người…
Khi có kiến thức đủ lớn, bạn sẽ biết mổ xẻ vấn đề, thấy được vấn đề và bắt đầu khai thác nó đúng đắn hơn. Việc có kiến thức, bạn làm mọi việc cũng có trình tự hơn, cái gì làm trước cái gì làm sau thay vì chỉ biết đâm đầu vào thực hiện.
Sự tự tin

Tự tin là một trong những tố chất hết sức cần thiết đối với mỗi CEO. Chẳng có nỗi sợ hãi nào làm nên một người thành công cả. Họ phải đủ liều lĩnh và hiểu rõ bản thân để dấn thân vào thị trường.
Bên cạnh sự tự tin là sự liều lĩnh, những năng lượng tích cực, không ngại thay đổi, không ngại thất bại. Bạn phải có niềm tin và ý chí kiên cường để chinh phục mục tiêu của mình. Việc tạo dựng được sự nghiệp của một CEO cần có một tinh thần thép vững vàng, điều này góp phần thúc đẩy sức mạnh tinh thần và trí tuệ.
Khả năng ra quyết định

Một CEO giỏi, là họ có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Điều này cần phải tôi luyện và trau dồi từ nhiều vấn đề và sự từng trải. Giữa cái được và cái mất nên chọn cái nào? Nên tiếp tục hay trì hoãn? Nên chọn người này hay loại bỏ người kia? Chọn dự án này hay dự án kia?… Tất cả đều cần có sự quyết định nhạy bén, chuẩn xác và dứt khoát.
Ý chí và kiên nhẫn

Một khi đã có ý định kinh doanh và thành lập công ty hay chỉ đơn giản là làm việc. Chẳng có điều gì là mãi suôn sẻ, chắc chắn sẽ có rủi ro. Chính vì thế mà kiên nhẫn là điều quan trọng. Hơn hết, trở thành CEO bạn cần có ý chí quật cường và minh mẫn trong mọi trường hợp.
Khi bạn đã có nhiều hoạch định trong tay hãy từ từ và thực hiện nó. Sai thì sửa, lạc quan và tiếp năng lượng mà không từ bỏ. Thậm chí, khi bạn trở thành CEO rồi bạn càng phải có ý chí và kiên nhẫn với tất cả vấn đề kể cả cấp dưới của mình.
Có ý tưởng và sáng tạo

Để sống sót và phát triển trong thị trường nhiều cạnh tranh ngày nay thì bạn cần tạo ra cho mình một phiên bản khác biệt và thực sự cần thiết. Đó chính là ý tưởng và tính sáng tạo mà bất kỳ CEO nào cũng cần có.
Việc tích cực thường xuyên và tìm tòi cái mới trong hoạt động trí tuệ là những yếu tố không thể thiếu trong tố chất của giám đốc doanh nghiệp. Làm được điều này, bạn cần phải có sự thông minh, có khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán và phân tích các tình huống để hoạch định cho mình một bước đi trong tương lai.
Khả năng quan sát

Với óc quan sát tốt, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của những khó khăn, lường trước rủi ro cũng như phát hiện trí tuệ, giải pháp hay trong công việc quản lý doanh nghiệp của bạn.
Phong cách nhà lãnh đạo

CEO là những người có tài năng, những người lãnh đạo thường có tác phong và phong thái rất khác. CEO không chỉ là một nhà lãnh đạo, quản lý và chỉ huy sản xuất kinh doanh, họ còn là một nhà ngoại giao cực kỳ giỏi.
Từ giọng nói, tiếng cười, cái bắt tay hay dáng đi đứng, cách giao tiếp, chào hỏi… Cho đến cảm giác và nhạy bén về tình huống, cách nhìn nhận người khác và đánh giá thái độ, năng lực từ người khác đặc biệt là nhân viên của mình.
Người có phong cách lãnh đạo sẽ đủ làm cho nhân viên của mình tin tưởng, tôn trọng và phục vụ hết mình nhờ những đãi ngộ, nhờ cách tham vấn, đối xử, giao tiếp, truyền động lực và cùng làm việc của mình.
Cách sử dụng người

Một CEO giỏi chính là biết đánh giá và sử dụng nhân sự vào vị trí thích hợp. Một người tính cẩn thận nên ở vị trí nào? Một người có mưu lược nên ở công việc gì? Một người giỏi giao tiếp, có ý tưởng nên làm vị trí gì?… Để trở thành người điều hành công ty, bạn cần biết sử người vào đúng việc để tăng năng suất và hiệu quả cho công việc.
Vì sao nên trở thành CEO?

Thu nhập hấp dẫn
CEO luôn là người có mức thu nhập cao nhất dù công ty có biến động ra sao. Ngoài mức lương thì doanh thu, tiền thưởng, mức lợi ích, đãi ngộ luôn là cao nhất cũng như chức vụ, quyền hành cao nhất. Bởi vốn dĩ, so với số lượng công việc cần kiểm soát cũng như mức độ trách nhiệm của CEO vô cùng cao nên mức lương cao là điều dễ hiểu.
Có tầm ảnh hưởng
Một số CEO có quyền lực hơn những người khác, vì một số phải trả lời và đưa ra quyết định với ban giám đốc, trong khi những người khác hoàn toàn tự chủ trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, ý kiến của CEO là một giá trị và thường được tính toán rất nhiều khi đưa ra quyết định lớn
Đặc quyền và công ty
Vị trí giám đốc điều hành của một công ty sẽ tự động cung cấp cho bạn uy tín và tầm ảnh hưởng đối với các nhân viên khác. Ý kiến của CEO luôn có giá trị hơn và có tầm ảnh hưởng hơn về các dự án hoặc cơ hội để tư vấn hoặc cố vấn cho một đồng nghiệp khác.
Bộ mặt của công ty
CEO nói cách khác là bộ mặt của công ty có thể có cả lợi ích và nhược điểm. Tùy thuộc vào tình trạng của tổ chức, một giám đốc điều hành là gương mặt đại chúng của công ty có thể được hưởng tên và nhận diện khuôn mặt, mời chào như một chuyên gia trong ngành và mời tham gia các sự kiện giải trí và kinh doanh uy tín.
Trở thành CEO là mơ ước của hầu hết mọi người dù là trước đây, hiện tại hay tương lai. Mang trên mình nhiều đặc quyền và thành công từ những tâm huyết, cố gắng và kỹ năng bản thân. Để thành CEO bạn cần gì? Bạn cần phải trau dồi cho bản thân rất nhiều yếu tố không chỉ ở năng lực mà còn ở phẩm chất và con người.