Người nhút nhát vẫn sẽ thành công với những công việc sau

21735
Người nhút nhát nên làm việc gì
Người nhút nhát nên làm việc gì

Có thể do cuộc sống, do gia đình, cách dạy dỗ của cha mẹ hoặc ở sự nhận thức của mỗi người mà hình thành nên tính cách của tự tin, năng động hay rụt rè, nhút nhát. Những người nhút nhát thì thường sợ hay ngại giao tiếp, thích hoạt động nội tâm và tránh tiếp xúc nhiều với người lạ. Tuy nhiên, họ cũng có những thế mạnh riêng mà khi đặt đúng vào môi trường, người nhút nhát vẫn sẽ thành công theo cách riêng của họ.

Người nhút nhát là người thế nào?

Người nhút nhát là người thế nào?
Người nhút nhát là người thế nào?
  • Nhút nhát lại là kiểu người có tính cách sợ xã hội, sợ những người lạ, những người không thân thuộc. Là kiểu tích cách có mức tự ý thức quá lớn khi có nhiều người xung quanh và muốn rụt về “hướng nội”.
  • Người nhút nhát thường cảm thấy không thoải mái khi làm việc nhóm hay làm việc với một ai đó bởi sự tự ti và cảm thấy ngột ngạt, tự áp lực lên bản thân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 
  • Khi đối mặt với các tình huống mang tính cộng đồng, nhiều người, thường khiến người đó đổ mồ hôi, đỏ mặt tía tai, tim đập mạnh, tự trách mình, tin rằng những người khác đang cười nhạo mình. Sợ người khác phán xét rồi từ đó sinh ra những hành vi để phản ứng lại với những gì họ đang lo ngại.

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này, thường hay xuất hiện ở trường học, ở tuổi nhỏ đối với bạn bè và nhất là cách đối xử trong gia đình ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau.

Có thể là do cách dạy dỗ của cha mẹ thường quản thúc con, hay la mắng và trách phạt mọi lúc đâm ra những đứa bị con tự cảm thấy họ không có năng lực gì, không làm tốt điều gì. Sợ sai, sợ bị mắng nên hình thành tính cách rụt rè và thiếu tự tin về mọi việc mình làm.

Có rất nhiều lập luận cho rằng nhút nhát là hướng nội. Tuy nhiên, người hướng nội họ rất tự tin và làm tốt công việc của mình khi họ thỏa mái một mình. Họ muốn một mình nhưng không phải họ sợ giao tiếp. Còn người nhút là những người thực sự sợ giao tiếp xã hội.

Ưu điểm ở người nhút nhát

Ưu điểm ở người nhút nhát
Ưu điểm ở người nhút nhát

Mỗi loại tính cách ở mỗi người sẽ đều có những ưu và nhược điểm riêng mà họ phù hợp với một số công việc cụ thể yêu cầu những ưu điểm đó. Vậy người nhút nhát có ưu điểm gì?

Suy nghĩ thấu đáo

Những người nhút nhát hay sợ sai, sợ bị trách mắng và sợ người khác thất vọng về bản thân mình nên họ suy nghĩ rất cẩn thận. Nghĩ trước sau kỹ lưỡng trước khi nói và trước khi làm một điều gì đó. 

Họ thường lo lắng và nghĩ về những tình huống xấu nhất cho mọi trường hợp nên cũng cẩn thận trong công việc. Tiên đoán về sai xót và chi tiết hơn về công việc một cách rất trách nhiệm. 

Cho dù họ nội tâm và nhút nhát nhưng lại là những cá thể thích nghi rất tốt, bởi họ luôn tiếp cận tình huống một cách từ từ và có khả năng xoay chuyển mọi thứ một cách nhanh chóng nhưng đầy vững chắc và sáng suốt. Vì lo lắng nên họ chuẩn bị rất cẩn trọng.

Có sự quan sát

Có sự quan sát
Có sự quan sát

Những người nhút nhát thường tránh tiếp xúc với những người xung quanh một cách tối đa. Tuy nhiên không phải họ không muốn, điều đó thôi thúc họ tự tìm hiểu và quan sát, phân tích những tình huống và những người xung quanh mình để nắm bắt tâm lý cực nhanh, chính xác.

Họ là những người hoàn hảo để lắng nghe và chia sẻ dù họ không nói quá nhiều khi giao tiếp. Sự rụt rè và nhút nhát trong những mối quan hệ khiến họ trở nên đặc biệt trong mắt người khác, bởi dường như ai cũng muốn được lắng nghe. Chính vì thế mà người nhút nhát dễ truyền đạt ý của mình khi họ có sự tinh tế trong quan sát.

Quan tâm những gì người khác nghĩ về họ

Những người nhút nhát rất để ý đến những người xung quanh bàn tán và nói gì về họ. Từ đó họ chấp nhận những lời khuyên và cách để cải thiện bản thân. Họ luôn tìm cách nhận ra những khuyết điểm của mình thông qua bản thân hoặc từ những góp ý của người khác để trưởng thành và mạnh dạn hơn. 

Họ hiểu chuyện và có khả năng tự nhận thức cực mạnh, đây cũng chính là nét lôi cuốn và hấp dẫn của họ trong môi trường xã hội khi đa phần con người có tính bảo thủ, không chấp nhận mình sai. Điều này tạo nên lợi thế cho người nhút nhát nếu được xử lý một cách lành mạnh hình thành kết nối với xã hội.

Vậy người nhút nhát nên làm công việc gì?

Viết lách

Có sự quan sát
Có sự quan sát

Những người nhút nhát thường rụt mình vào thế giới riêng của họ. Vì họ nói ít, cảm nhận nhiều và quan sát nhiều nên nội tâm của họ phong phú hơn rất nhiều so với những người hoạt bát trong giao tiếp. Vì thế câu từ được thể hiện qua văn viết chắc chắn là ưu thế, là thế giới cho những người nhút nhát thể hiện cảm xúc của mình.

Những người nhút nhát, họ có khả năng điều khiển ngôn từ và thể hiện tài năng qua viết lách cụ thể như làm: content, website, blog, phát triển nội dung ý tưởng…

Công việc này lại không đòi hỏi phải giao tiếp, không sợ khiển trách hay áp lực về trao đổi nên phù hợp với nhóm người có tính cách nhút nhát.

Kế toán/kiểm toán

Kế toán/kiểm toán
Kế toán/kiểm toán

Công việc của khối ngành kế toán là làm và giải quyết những công việc độc lập theo một mảng đã được phân công. Không giao tiếp nhiều, không cần phải hoạt động nhóm. Chỉ cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm thì người nhút nhát hoàn toàn có thể làm tốt công việc này một cách xuất sắc.

Biên tập, thiết kế

Biên tập, thiết kế
Biên tập, thiết kế

Một người nhút nhát nhưng có sự sáng tạo thì vẫn hoàn toàn có thể làm tốt công việc của một biên tập hay thiết kế. Ở giai đoạn phát triển thông tin đại chúng như hiện nay thì các loại công việc này đang rất chiếm ưu thế.

Việc người nhút nhát có thể sáng tạo khả năng viết cũng như các ý tưởng cho chương trình thông qua câu chữ là vô cùng hoàn hảo. Bên cạnh đó cùng với năng khiếu mỹ thuật, hội họa thì công việc của một nhà thiết kế đồ họa/design/kiến trúc sư sẽ hoàn toàn phù hợp với bạn cho phép bạn thỏa sức sáng tạo trong một môi trường cá nhân hơn.

Ngành giáo dục

Ngành giáo dục
Ngành giáo dục

Ngoại trừ công việc của một giáo viên thì các phòng về văn thư, giấy tờ, lưu trữ cũng là những công việc không đòi hỏi đến sự giao tiếp hay hoạt động theo team. Phù hợp với người nhút nhát thích làm việc độc lập vì nếu tiếp xúc thì chỉ làm việc với các em học sinh.

Bạn thậm chí có thời gian để cải thiện bản thân nhiều hơn với khối lượng công việc ít ở khối văn phòng giáo dục.

Kỹ sư/công nghệ

Kỹ sư/công nghệ
Kỹ sư/công nghệ

Các công việc trong ngành công nghệ thường sẽ ít phải tiếp xúc với người lạ mà chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý trên máy tính, các thiết bị điện tử.

Cũng giống như Kế Toán, đòi hỏi sự tập trung chuyên môn mà không cần phải giao tiếp nhiều nên bạn sẽ không phải lo lắng đến khả năng giao tiếp của mình. Đây là lĩnh vực độc lập nên tính cách người nhút nhát sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu quả công việc. 

Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe

Công việc này có thể cần giao tiếp với bệnh nhân. Tuy nhiên những bạn có tính nhút nhát hoàn toàn có thể yên tâm với việc chăm sóc và hướng dẫn mà không hề bị áp lực, lo sợ gì.

Dù là vụng về trong giao tiếp thì việc bạn cần làm là chăm sóc cho người bệnh thật tốt. Vì thế người nhút nhát có thể hoàn thành tốt thậm chí tốt hơn người tự tin trong giao tiếp.

Vì họ rất giỏi trong việc quan tâm người khác bằng hành động, muốn lắng nghe và có một tinh thần yêu thương con người, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt với tính cách hướng nội và nhút nhát thì đây là một công việc được xem là lý tưởng.

Đầu bếp/làm bánh

Đầu bếp/làm bánh
Đầu bếp/làm bánh

Đối với một người có tính cách nhút nhát thì những công việc hoạt động tay chân tay vì giao tiếp khá phù hợp.

Cũng giống như viết lách, những người rụt rè có thể thả hết tâm huyết cũng như ý tưởng, mong muốn của mình vào những món ăn một cách hoàn hảo mà không phải chịu áp lực trong việc đối mặt với người lạ.

Công việc đòi hỏi sự tập trung, sáng tạo và kiên nhẫn, cần có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra là những yếu tố cần có đối với công việc phù hợp với tuýp người nhút nhát. Họ chắc chắn sẽ dễ tạo ra những đứa con tinh thần cực kỳ đẹp mắt và ngon miệng nhờ sự cảm nhận và tinh tế trong mình.

Viết nhạc

Viết nhạc
Viết nhạc

Nói cách khác là công việc của một nhạc sĩ là thường ngồi một mình và sáng tạo ra những âm điệu, những câu hát mang ý nghĩa và mới lạ.

Một người nhút nhát với tâm hồn phong phú của những nhà văn rất phù hợp với công việc này. Nếu bạn có năng khiếu trong cảm âm và truyền tải thông điểm, ý nghĩ và nội tâm trong các câu hát.

Bất kể công việc gì cũng đều có những đặc thù riêng phù hợp với một số tính cách nhất định. Vì thế mà những công việc phù hợp với người nhút nhát sẽ mang tính chất cá nhân, cần tập trung và làm việc độc lập tốt hơn.

Hãy nhận biết sở trường cũng như thói quen của bản thân để tìm kiếm công việc phù hợp với mình hơn thay vì gượng ép mình vào môi trường hoàn toàn không hợp.

    Nhận tư vấn miễn phí