Những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc làm tăng giá trị của bạn

2764
Những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
Những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần học giỏi, trau dồi các kỹ năng cứng theo từng đặc thù lĩnh vực thật tốt là có thể được cho là năng lực giỏi, sẽ được nhà tuyển dụng săn đón. Tuy nhiên, bạn sẽ phải hối hận nếu mình kém kỹ năng mềm như giao tiếp, ngôn ngữ, làm việc nhóm, phản ứng nhanh các tình huống… Nhà tuyển dụng cần một người làm việc thông minh thay vì tuyển “một chiếc máy tính thông minh”.

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập vào xã hội, thái độ và hành vi ứng xử đối với mọi người và công việc. Kỹ năng mềm là việc bạn cho phép bản thân hòa mình vào xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là kỹ năng cứng do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị và trau dồi. Vì thế, đừng tự đắc mình giỏi là sẽ có tất cả. Người giỏi là người có tài, có đức bao gồm kỹ năng cứng và mềm.

Kỹ năng mềm thuộc về tính cách không mang tính chuyên môn, thường không có trường lớp hay môn học cụ thể mà nó được hình thành nhờ nhiều yếu tố như kinh nghiệm, đọc nhiều tài liệu hoặc được truyền đạt… Chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết giỏi hay không. Vì thế mà kỹ năng mềm vô cùng quan trọng.

Vì sao kỹ năng mềm là quan trọng?

Vì sao kỹ năng mềm là quan trọng?
Vì sao kỹ năng mềm là quan trọng?

Trong cuộc sống và công việc trong thời đại hiện nay, kỹ năng mềm rất quan trọng và càng chứng minh được vai trò quan trọng và  có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Tuy nhiên hầu hết nó không được phổ biến và truyền đạt trong trường học vì thế nó vô hình chung bị coi nhẹ.

Sinh viên sau khi ra trường chỉ có mỗi kiến thức trong sách vở, nói năng cộc lốc, giao tiếp thì rụt rè, ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ thì chỉ là bằng giấy, sợ sệt, ứng xử giữa người với người, với công việc cũng kém….

Trong khi để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất là những công ty lớn lại không chỉ nằm ở năng lực. Họ nhìn vào biểu hiện, cử chỉ, ăn nói và ứng xử của mọi ứng viên để đánh giá. Bởi bằng cấp và năng lực đều có thể đào tạo lại trong quá trình thử việc.

Bạn nên đặt một câu hỏi tại sao sinh viên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi đi làm vẫn chưa đạt được thành công, khó xin được việc làm như mong muốn? Trong khi sinh viên nước ngoài họ rất năng động, hoạt bát và tự lập?

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu, biết ứng xử cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc (theo BWPortal).

Chính vì thế ngay hôm nay hãy trau dồi nhiều nhất những kỹ năng sống, kỹ năng mềm từ ăn nói, chào hỏi, giao tiếp… Rèn luyện tính tự lập, tính tiến thủ và năng động hơn trong cuộc sống từ những sinh hoạt nhỏ nhất, giao tiếp đơn giản nhất giữa người với người.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc là gì?

Những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc là gì?
Những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng mềm rất quan trọng đối với mỗi cá nhân không chỉ trong cuộc sống mà còn trong công việc. Giao tiếp được phân tích cụ thể ở nhiều khía cạnh như sau:

Kỹ năng viết

Trong giao tiếp, ngoài trò chuyện thì văn viết cũng là một dạng giao tiếp trừu tượng hơn cũng quan trọng không kém so với kỹ năng nói. Nhưng viết sẽ là lúc bạn có nhiều thời gian hơn cho chỉnh sửa, suy nghĩ thấu đáo trước khi gửi tới đối phương.

Hãy chăm chút hơn, xem xét kỹ hơn ngay hôm nay từ tin nhắn chat, thư từ, đặc biệt là Email. Hãy chỉnh lỗi chính tả, viết đầy đủ không viết tắt, chủ vị đầy đủ, có trên có dưới, có sự tôn trọng đối phương, xúc tích và tránh lan man. Hãy bắt đầu và rèn luyện ngay hôm nay.

=>> Bạn đã biết cách viết Email đúng cách và chuyên nghiệp chưa?

Giao tiếp bằng lời nói

Lời nói dù không mất tiền, dễ sử dụng nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền đạt thông tin, khai thác thông tin, tạo được ấn tượng và có giá trị cao mà người ta gọi là “sức mạnh của lời nói”. Giống như kiểu dựa vào những cuộc trò chuyện của bạn người ta có thể dễ dàng đánh giá được kinh nghiệm sống, học vấn và hiểu biết của bạn thông qua câu từ.

Bí quyết để kỹ năng giao tiếp trong lời nói được cải thiện và có hiệu quả chính là giảm bớt cái tôi cá nhân, bỏ qua mục đích và mong muốn cá nhân để nói đến cái đối phương muốn nghe, đối phương thích thú. Cách này sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin và trở nên thú vị hơn với đối phương. 

Giao tiếp qua ánh mắt

Giao tiếp qua ánh mắt
Giao tiếp qua ánh mắt

Bạn có thể dễ thấy được trong một cuộc phỏng vấn giữa hai ứng viên với nhau dù đều có năng lực như nhau, giao tiếp và lời nói tương đồng nhau. Nhưng một người dồn ý chí, quyết tâm trong ánh mắt, nhìn thẳng đối phương và truyền đạt sự mong muốn sẽ gây được chú ý nhiều hơn ứng viên chỉ nói với ánh mắt vô cảm, bình thường.

Hãy nhìn vào mắt họ khi bạn đang trò chuyện với họ, đừng để cho đôi mắt của bạn đảo quanh đâu đó trong suốt buổi trò chuyện. Điều này còn gây ra sự thiếu tôn trọng, thiếu tập trung của bạn gây mất thiện cảm.

Giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể

Body language hiện đang là bộ môn được quan tâm rất nhiều trong giới trẻ và cộng đồng mạng. Mọi cử chỉ, điệu bộ trên cơ thể bạn cũng là một loại ngôn ngữ thể hiện được mong muốn và ý nghĩ trong bạn. Có thể lời nói của bạn đang làm người khác thấy tin tưởng và thú vị, nhưng cử chỉ cơ thể không biết nói dối, đôi khi nó là nguyên nhân đang phản đối lại những lời nói của bạn đấy.

=>> Xem thêm: Body Language là gì? Làm sao để sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Hãy học hỏi nhiều hơn, quan sát nhiều hơn để thay đổi qua giao tiếp cơ thể. Đừng rung chân khi nói chuyện, đừng chỉ cúi mặt khi trả lời phỏng vấn, đừng nhún vai, cau mày quá nhiều…. Hãy thẳng lưng, ưỡn ngực tạo khí thế tự tin và thỏa mái với đối phương.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là kỹ năng mềm rất quan trọng mà không phải ai cũng làm được. Hầu hết ai cũng muốn  mọi người lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của mình hơn là nghe người khác nói. Trong khi đó, việc lắng nghe còn giúp bạn khai thác và nhìn nhận ra nhiều thông tin hơn.

Việc không ngắt lời người khác để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người nói. Hãy chờ đến khi họ kết thúc những điều cần nói rồi hãy bình luận. Trong lúc lắng nghe đừng chỉ im lặng, hãy gật đầu, chú tâm ánh mặt, có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về chủ đề của người nói hoặc giúp bạn hiểu hơn và tạo không khí để đối phương nói hơn.

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát

Quan sát là kỹ năng mềm không chỉ bao gồm khả năng quan sát mà còn khả năng phân tích và giải thích. Quan sát không chỉ đối với người nói chuyện với mình mà còn là quan sát sự vật, sự việc một cách khách quan để tiếp nhận thông tin chính xác.

Quan sát là kỹ năng còn giúp bạn giảm và hạn chế các trường hợp xấu có thể xảy ra trong công việc, cuộc sống. Giúp bạn phòng tránh những trường hợp, sự cố xấu nhất nhờ việc quan sát và nhìn nhận mọi việc kỹ lưỡng.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Việc bản thân mỗi người có thể tự mình hòa nhập và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cùng hoàn thành công việc sẽ đem lại hiệu quả hơn chỉ làm việc độc lập. Không có kỹ năng kết nối với mọi người, rụt rè, cái tôi quá cao là những cái cần khắc phục nếu muốn hoàn thiện kỹ năng này.

Vì vậy làm việc nhóm là kỹ năng mềm mà bạn không thể thiếu nếu muốn đi đủ xa và vững chắc hơn trong cuộc sống và công việc. Làm việc nhóm, kết nối các nhân viên giúp cho ra nhiều ý tưởng và giải quyết vấn đề nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro nhiều hơn.

Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ

Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau rất quan trọng tại nơi làm việc. Hãy xây dựng tình bạn với các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác kinh doanh bởi vì làm việc trên tinh thần đồng đội sẽ đem lại hiệu quả công việc tốt hơn làm việc cá nhân.

Hãy chào hỏi nhau, quan tâm và trò chuyện để cởi mở và tạo nên niềm tin đối với nhau. Cùng nhau uống cafe, ăn uống cũng là cách tạo dựng mối quan hệ trong công việc, cuộc sống, tìm ra nhiều điểm chung và có thể giúp đỡ nhau trong nhiều tình huống.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi

Đừng bao giờ chỉ biết răm rắp nghe theo chỉ dẫn của người khác. Hãy thử tìm tòi, sáng tạo và bứt phá để định hình bản thân. Hãy hỏi những gì bạn muốn, thắc mắc đối với cấp trên, đồng nghiệp vừa tạo dựng được mối quan hệ vừa giúp bản thân có thêm nhiều kiến thức.

Đặt câu hỏi là kỹ năng mềm rất quan trọng, kể cả trong buổi phỏng vấn hãy tự tin đặt câu hỏi đối với nhà tuyển dụng thay vì chỉ biết dạ vâng và ngậm ngùi đi về. Hãy gây ấn tượng bằng những câu hỏi thông minh, khai thác thông tin từ họ. Đừng bao giờ giấu dốt để bản thân cải thiện hơn.

Kỹ năng thích ứng

Kỹ năng thích ứng
Kỹ năng thích ứng

Khả năng thích ứng là kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng đối với những người muốn đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Nhất là những sinh viên mới ra trường họ rất thiếu kỹ năng này và thường bối rối, lo lắng và hoang mang đối với môi trường mới dù bản thân có năng lực.

Khi bạn làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn bạn có thể dễ dàng thích ứng với mọi điều kiện môi trường cũng như mọi sự thay đổi của công việc. Sáng tạo, đam mê, cầu tiến và không ngừng phát triển các kỹ năng để có thể thích ứng tốt hơn.

Kỹ năng chủ động trong công việc

Kỹ năng chủ động trong công việc
Kỹ năng chủ động trong công việc

Thay vì chờ việc giao từ trên xuống, làm cho xong nhiệm vụ kéo lê từ ngày này sang ngày khác thì hãy chủ động hơn trong công việc. Tiên phong nhận nhiệm vụ công tác là hình thức giúp bạn nổi bật hơn, được đánh giá cao hơn và nâng được giá trị bản thân lên, có khả năng mau thăng tiến trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc thể hiện trách nhiệm và nhiệt tình với công việc của bạn, hoàn thành các công việc được giao mà không cần nhắc nhở thường xuyên, tự mày mò ra nhiều phương pháp khác nhau đề xuất một cách chân thành với quản lý là những kỹ năng giúp bạn sáng giá hơn ở những vị trí cao.

Chăm chỉ làm việc, không than vãn, không kêu than trong công việc. Hỏi khi cần thiết đối với những người đi trước, chủ động trong việc xử lý tình huống là những tố chất cần thiết giúp bạn tốt hơn không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng này khá là khó, không phải ai cũng có thể bắt người khác làm theo ý mình một cách hăng say và tự nguyện. Người có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ tạo ra công việc tốt, nhân viên giỏi và điều hành, nắm giữ nhân viên tốt giúp tăng hiệu quả công việc.

Việc quát tháo, la mắng, bắt ép nhân viên làm việc, chạy deadline trong sự căng thẳng và áp lực sẽ chẳng phải là người lãnh đạo tốt và có tầm. Biết nhìn người, dùng người, biết khen chê đúng lúc, biết động viên và hỗ trợ nhân viên… Tất cả đều là kỹ năng lãnh đạo cần học hỏi, trau dồi rất nhiều.

Ngoài ra thì các kỹ năng trong công việc, cuộc sống còn rất nhiều mà bạn cần học hỏi, tìm tòi liên tục không ngừng nghỉ. Như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng nói từ chối, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán…

Để sử dụng tốt những kỹ năng mềm trong công việc đối với mọi cá nhân, tổ chức đều cần phải học hỏi và trau dồi rất nhiều. Từ quản lý, CEO hay thậm chí là nhân viên và những người xung quanh của mình, nó chiếm 70% quyết định sự thành bại của bạn thay vì năng lực chuyên môn về những lĩnh vực cụ thể.

    Nhận tư vấn miễn phí