Body Language là gì? Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

22987
Body Language là gì? Làm sao để sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả
Body Language là gì? Làm sao để sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Body language là khái niệm được biết đến và tìm hiểu nhiều ở các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam nó chưa được phát triển rộng rãi và thực sự hiểu hết được ý nghĩa của nó. Ngôn ngữ cơ thể được hiểu là thứ có thể giao tiếp một cách trung thực và truyền tải một cách đầy đủ nhất suy nghĩ của người nói mà bạn nên tìm hiểu nó càng sớm càng tốt.

Body language là gì?

Body language là gì?
Body language là gì?

Body language là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các hành vi của cơ thể thể hiện thông điệp giao tiếp như một loại ngôn ngữ vô hình, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, mày, môi… các đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân. 

Ngôn ngữ cơ thể không có ngữ pháp và phải được diễn giải áng chừng, mang ý nghĩa chung chung đại khái chứ không có ý nghĩa tuyệt đối tương ứng với một hành vi nhất định. Vì vậy nó không phải là một ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu.

Ở mỗi ký hiệu ngôn ngữ đều mang một ý nghĩa riêng, nếu quá hời hợt hay quá gắt gao trong các hành động cũng có thể khiến đối phương hiểu theo một hướng tiêu cực. Hoặc điều đó là mất lịch sự, gây tổn thương… Chính vì thế việc tìm hiểu kỹ Body language giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp, công việc.

Ý nghĩa của Body language

Ý nghĩa của Body language
Ý nghĩa của Body language

Các nhà khoa học đưa ra một nghiên cứu ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người nghe, 38% là do giọng điệu và quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%. Điều đó có nghĩa, body language mang lại trọng lượng lớn trong giao tiếp mà bạn cần tìm hiểu kỹ nếu muốn các cuộc giao tiếp đạt được mong muốn.

Trong các cuộc nói chuyện được nghiên cứu, một cuộc giao tiếp xảy ra kéo dài khoảng 30 phút, hai người có thể có đến hơn 800 thông điệp biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể khác nhau. Chính vì thế việc quan sát và hệ thống các cử chỉ như ánh mắt, cách đưa tay, bắt chéo chân, nhướng mày… có thể đánh giá người đó có thực tình khi giao tiếp không.

Khi kiểm soát được hành vi, cử chỉ của mình và của người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Sự thật là không nên tin hoàn toàn vào lời nói nhưng ngôn ngữ của cơ thể phản ánh chính xác cảm xúc thực sự bên trong.

Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách sẽ giúp bạn tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn mà đôi khi lời nói không thể làm được.

Những kỹ năng trong giao tiếp cơ thể

Những kỹ năng trong giao tiếp cơ thể
Những kỹ năng trong giao tiếp cơ thể

Biểu cảm khuôn mặt

Khuôn mặt là bộ phận đa cảm xúc thể hiện được chân thực và rõ ràng nhất thông điệp của body language thực sự của người muốn nói. Sau đây là một số cử chỉ mang ý nghĩa nhất định bạn có thể tham khảo:

  • Né tránh ánh mắt: nếu một người đang nói dối, người ta thường tránh nhìn thẳng bằng ánh mắt
  • Nhìn lướt: Trong một cuộc trò chuyện nếu người đối diện hời hợt và chỉ nhìn lướt qua bạn thì có nghĩa họ đang muốn thoát khỏi cuộc giao tiếp đó vì chán
  • Nhìn chằm chằm: cách nhìn này thường biểu hiện sự tức giận của người đối diện
  • Ánh mắt chăm chú: việc liên tục thể hiện ánh mắt tập trung vào người đối diện cho thấy họ rất trung thực và muốn nghe bạn nói. Điều này cũng giúp người nói cảm thấy tự tin hơn.
  • Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu khi nói chuyện chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói và cảm thấy e dè.
  • Gật đầu có chu kỳ: Khi đồng ý với bạn, muốn tiếp tục nghe nói, người đối diện sẽ gật đầu một cách chầm chậm theo nhịp nói của bạn trong khi bạn đang nói.
  • Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
  • Che miệng: Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay che miệng hoặc giả vờ một cách vô thức nhằm che giấu những lời nói dối đang được thốt ra.
  • Dụi mắt: Đây là ngôn ngữ cơ thể nhằm tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi đang nói dối. 

Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt

Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt
Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất và chính xác nhất cảm xúc của con người trong body language. Khi giao tiếp, nhìn vào ánh mắt đối phương có thể giúp bạn hiểu được khá nhiều ý nghĩa thực sự trong đầu người nói.

  • Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, giúp tiếp thêm năng lượng thuyết phục hơn.
  • Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh, những cuộc trò chuyện mà người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
  • Ánh mắt đi kèm cử chỉ khác: ngoài thể hiện ánh mắt việc sử dụng một số cử chỉ khác giúp làm tăng giá trị và ý nghĩa mà người muốn nói muốn truyền đi. Ví dụ như ánh mắt rạng rỡ kèm nụ cười và một cái giơ tay cũng khiến cho người đối diện cảm thấy vui vẻ và chào đón.

Kỹ năng giao tiếp qua nụ cười

Nụ cười được xem là một công cụ giao tiếp của body language vô cùng giá trị và truyền tải được rất nhiều thông điệp của người muốn nói. Sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý, nghệ thuật là một tài sản vô cùng quý giá. Bạn nên hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của nụ cười để thực hành nó thường xuyên nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Hãy mỉm cười một cách chân thành khi nói chuyện, lắng nghe, gọi điện thoại, khi gặp người lạ… Điều này giúp người nói chuyện cảm thấy thỏa mái, tự tin chia sẻ cũng như tích cực hơn trong cuộc trò chuyện. 

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp
Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp

Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người một cách khác nhau. Vị trí và khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện. 

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy ý nghĩa của body language cũng thể hiện trong không gian mang lại nhiều ý nghĩa như sau:

  • Vùng thân mật: từ 15cm – 46cm. Đây là vùng mà ta canh giữ như thể nó là tài sản của riêng họ. Chỉ những người gần gũi với ta như vợ chồng, cha mẹ, con cái, người yêu,… mới được phép bước vào.
  • Vùng riêng tư: từ 46cm – 1,22cm. Đây là khoảng cách dành cho những bữa tiệc, liên hoan ở trường lớp, cơ quan, giao tiếp xã hội và họp mặt thân mật.
  • Vùng xã giao: từ 1,22m – 3,6m. Chúng ta giữ khoảng cách này với người lạ như thợ sửa ống nước, thợ mộc đang sửa quanh nhà, người đưa thư,…
  • Vùng công cộng: trên 3,6m. Khi phát biểu trước đám đông thì đây là khoảng cách thoải mái mà ta chọn đứng.

Kỹ năng giao tiếp bằng tay

Kỹ năng giao tiếp bằng tay
Kỹ năng giao tiếp bằng tay

Bắt tay là body language quen thuộc trong giao tiếp và mang nhiều thông điệp nhất là trong các cuộc giao tiếp quan trọng, công việc… Bắt tay như thế nào để thể hiện thái độ lịch sự và đúng mực là điều cần phải học hỏi, quan sát và tích lũy rất nhiều.

  • Bắt tay tùy vào đối tượng: cái bắt tay sẽ tăng sự chân thành và ý nghĩa nếu bạn biết phân biệt rõ đối tượng của mình là ai? Độ tuổi? Giới tính? Nếu là phụ nữ bạn không nên là người bắt tay trước. Nếu với người lớn tuổi nên bắt bằng cả hai tay…
  • Cách bắt tay: Không nên bắt tay quá chặt hoặc quá hời hợt, quá lâu hoặc quá nhanh chóng. Hãy bắt tay một cách tin tưởng, chắc chắn và rõ ràng, tự tin và tôn trọng đối phương thể hiện sự tự nhiên với cảm giác tin tưởng và tôn trọng đối phương. 
  • Cách đặt tay khi nói chuyện: khi nói chuyện đừng khua tay múa máy quá nhiều, hãy nên để úp bàn tay xuống sẽ tạo ấn tượng về phong thái của bạn đối với mọi người. Đây có vẻ là một chi tiết khá nhỏ, nhưng việc đặt bàn tay úp xuống trên bàn, trên đùi hay quầy nước giúp tạo ấn tượng về sự tự tin, đĩnh đạc.

Kỹ năng giao tiếp qua tư thế

Khi giao tiếp, đừng để người khác thấy bạn ở trong tư thế thõng vai, cúi đầu, xởi lởi, không tập trung hay quá gồng mình. Điều đó thể hiện thái độ miễn cưỡng, không thoải mái nơi bạn. Tư thế tốt nhất khi đối diện với người khác là hơi rướn ngực, vai mở rộng, ánh mắt kiên định, nụ cười mím môi. 

Làm thế nào để học ngôn ngữ cơ thể thật tốt?

Làm thế nào để học ngôn ngữ cơ thể thật tốt?
Làm thế nào để học ngôn ngữ cơ thể thật tốt?
  • Quan sát mọi người: Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để nghiên cứu các hành vi, điệu bộ của người khác. Hãy quan sát mọi người nói chuyện sau đó phân tích, đánh giá để tìm ra chìa khóa của giao tiếp qua body language.
  • Quan sát bản thân: Bạn cũng có thể đọc những cuốn sách nói về ý nghĩa giao tiếp ngôn ngữ trước khi quan sát mọi người để rút ra ý nghĩa thực cho bản thân. 
  • Cùng với đó, hãy nhận biết một cách có ý thức những điệu bộ của chính bạn. Cơ hội tốt để đọc ngôn ngữ cơ thể là bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động giao tiếp. Các sự kiện xã hội, họp hành hay bữa tiệc là nơi rất tuyệt để bạn tập quan sát.

Sau khi đã rút kết được khá nhiều các cử chỉ mang ý nghĩa, hãy tập nó và áp dụng. Lúc đầu có thể nó sẽ cảm thấy gượng gạo, nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy thực sự hiệu quả trong giao tiếp cũng như cho chính bản thân mình.

Việc mỉm cười nhiều giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn, người đối diện cũng vui vẻ hơn. Ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, dõng dạc khi trò chuyện khiến bạn tự tin hơn. Ánh mắt chăm chú và tập trung giúp bạn nhận được nhiều thông tin hơn từ đối phương. Nói chậm và ít khua tay chân giúp bạn trưởng thành và bình tĩnh hơn….

Body language là một dạng giao tiếp mang trọng lượng lớn cao hơn cả lời nói. Nếu bạn muốn thành công hơn trong công việc, kinh doanh hay tình cảm. Hãy tìm hiểu kỹ body language và cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả ngay hôm nay nếu không muốn mọi cuộc trò chuyện trở nên thật tệ khi ngôn ngữ cơ thể bạn đang phản bác lại những lời nói của bạn.

    Nhận tư vấn miễn phí