Bạn đã biết cách gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng chưa?

1824
Làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Hiện nay, việc tự thân mỗi ứng viên phải biết cách làm mới mình và trở nên nổi bật giữa hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển là vô cùng quan trọng. Làm sao để hồ sơ của mình được nhận, để được gọi phỏng vấn, trở nên khác biệt và chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng mà năng lực chưa hẳn là yếu tố quyết định. Hãy cùng bài viết tham khảo những vấn đề liên quan đến việc tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sau.

Viết CV ấn tượng

Viết CV ấn tượng
Viết CV ấn tượng

Bước đầu tiên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chính là vòng nhận hồ sơ và CV chính là thứ quan trọng nhất. Trước đây người ta thường gửi hồ sơ trực tiếp đến phòng tuyển dụng và chờ gọi điện mời phỏng vấn. Nhưng hiện nay mọi việc trở nên tiện lợi hơn khi các nhà tuyển dụng cho phép gửi CV qua email.

CV xin việc là hồ sơ trình bày tóm tắt mọi thông tin cần thiết về ứng viên như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, sở thích,… CV xin việc sẽ là yếu tố quyết định đến việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng ngay hay không. 

Một bản CV gây ấn tượng phải đầy đủ, đẹp mắt, đầy đủ, trung thực và nổi bật từ các kỹ năng, kinh nghiệm, chính tả, cách bày trí, phân bổ, hình ảnh cho đến ngôn từ sử dụng trong bản CV sẽ là yếu tố giúp bạn có ưu thế hơn trong quá trình xin việc làm.

Hiện nay trên mạng có hàng loạt các mẫu CV xin việc làm mà bạn chỉ việc điền thông tin cá nhân. Tuy nhiên, để mình trở nên khác biệt và ấn tượng hơn thì tự viết CV theo cách riêng cũng sẽ để lại ấn tượng cho nhà tuyển. Vậy những lưu ý khi viết CV được tóm tắt như sau:

Không để sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả

Hồ sơ xin việc là yếu tố đầu tiên giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và kỵ nhất trong tất cả các văn bản, giấy tờ chính là lỗi chính tả.

Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp là phần thường hay được đặt ở ngay phần đầu của hồ sơ, là mục mà các nhà tuyển dụng hay chú ý đầu tiên. Bạn nên thể hiện rõ ràng mình là người có chí tiến thủ và đặt nhiều niềm tin vào vị trí đang ứng tuyển. 

Thông tin liên lạc không chính xác

Nhiều bạn rất sơ xài trong việc điền thông tin liên lạc như số điện thoại, số nhà không rõ ràng.

Email nghiêm túc

Có nhiều bạn cho rằng tên email không quan trọng. Vì vậy nhiều bạn còn để tên Email khá “trẻ trâu” như: cobemuadong@gmail hay boylanhlung@gmail… Hãy đầu tư và thể hiện tên của mình vào email một cách nghiêm túc hơn.

=>> Xem thêm: Cách viết Email đúng cách và chuyên nghiệp

Chỉ quan tâm mô tả công việc

thay vì chỉ chăm chăm mô tả công việc muốn ứng tuyển và những công việc đã làm. Thì hãy kể chi tiết những thành tích mình đã đạt được, có được trong quá trình làm việc trước đây.

Hồ sơ xin việc cần có tính tích cực

Hãy thể hiện tinh thần lạc quan, mong muốn, khao khát và thái độ tích cực nhất trong câu từ ở cuối CV để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

Tập trung vào điền càng nhiều kinh nghiệm càng tốt cũng là cách làm cho CV thêm ấn tượng hơn. Đừng viết CV quá dài dòng và cũng đừng để ngắn gọn quá.

Gây ấn tượng bằng thái độ và tác phong

Gây ấn tượng bằng thái độ và tác phong
Gây ấn tượng bằng thái độ và tác phong

Nếu được mời đến phỏng vấn thì ắt hẳn bạn đã nắm trong tay mình cơ hội để dành được vị trí làm việc mong muốn. Hãy chuẩn bị thái độ cũng như tác phong thật tốt cho vòng phỏng vấn đầu tiên.

Đúng giờ

Đến đúng giờ là cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng dễ nhất hoặc đến trước 15 phút là điều nên làm ở ứng viên, việc tới quá sớm cũng không phải là tốt. Nhưng tuyệt đối không bao giờ được đến muộn dù được chấp nhận bạn cũng sẽ bị mất điểm. Hãy chủ động thời gian để chuẩn bị lại tác phong và tinh thần, tránh bỡ ngỡ, gấp gáp

Trang phục ấn tượng

Trang phục ấn tượng
Trang phục ấn tượng

Khi đi phỏng vấn, trang phục có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn. Vì thế, bạn cần phải chú ý đến cách ăn mặc bằng cách tìm hiểu môi trường văn hoá, vị trí ứng tuyển của công ty để mặc trang phục phù hợp.

  • Đối với nam: Hãy mặc vest hoặc sơ mi trắng đóng thùng cùng quần tây và giày tây đen là lịch sự và đủ gây ấn tượng nhất, tóc tai cắt gọn, sạch sẽ và chỉnh chu.
  • Đối với nữ: Mặc váy công sở quá đầu gối cùng sơ mi và cao gót sẽ dễ gây ấn tượng hơn. Tóc tai gọn gàng, trang điểm vừa phải, không dùng nước hoa quá nặng mùi.

Thái độ bình tĩnh và tự tin

Một trong những cách tốt nhất để tạo ấn tượng đầu tiên với người phỏng vấn đó là chế ngự nỗi lo lắng và sự sợ hãi của bạn. Hãy tự tin và coi cuộc phỏng vấn như việc trao đổi công việc. “Thuận mua vừa bán”, bạn giỏi bạn có quyền deal lương cao. Nhà tuyển dụng cần nhân tài thì tự khắc muốn nhận bạn. Chính vì thế hãy luôn bình tĩnh, tự tin, không luống cuống.

Thân thiện với tất cả mọi người

Thân thiện với tất cả mọi người
Thân thiện với tất cả mọi người

Bạn nên biết rằng việc ngồi chờ ngoài phòng phỏng vấn với các ứng viên khác cũng là khu vực của công ty. Ở một khía cạnh nào đó sẽ có những người quan sát bạn trong lúc chờ đợi. Hầu hết mọi người đều bấm điện thoại và chỉ tập trung vào việc cá nhân.

Trong khi đó, bạn nên hỏi thăm và trò chuyện với những ứng viên khác. Hoặc tìm hiểu, đi lại xung quanh công ty để tìm cảm giác thân quen, không lạ lẫm. Thân thiện, chào hỏi với mọi người…

Phần lớn các nhà tuyển dụng thường không vội vàng đưa ra ngay quyết định của mình mà họ còn tham khảo ý kiến từ người khác. Vì vậy, khi đến công ty phỏng vấn, bạn cần phải tỏ thái độ lịch sự, hoà nhã đối với tất cả mọi người.

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể

Việc trò chuyện và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách rụt rè, khép nép, mắt đảo láo liên, mặt cúi gằm xuống bàn, âm lượng bẽn lẽn khó nghe, chân rung tay thì múa máy… Tất cả đều là những ngôn ngữ cơ thể không để lại ấn tượng tốt.

=>> Xem thêm: Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Hãy ưỡn ngực, ngẩng cao đầu, mỉm cười, tay đan vào nhau, ngồi ngay ngắn, ánh mắt kiên định nhìn thằng vào người tuyển dụng và trò chuyện cởi mở… Tất cả đều nói lên rất nhiều về tính cách và bộc lộ rõ sự quan tâm của bạn đến vị trí đó ở mức độ nào.

Cảm ơn chân thành sau phỏng vấn

Cảm ơn chân thành sau phỏng vấn
Cảm ơn chân thành sau phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi “bạn có câu hỏi gì muốn hỏi hay không?” Lúc này đừng im lặng và trả lời không. Hãy thỏai mái hỏi về những dự định trong công việc, hỏi về thời gian nhận việc, đặt những câu hỏi mang tính tích cực về vị trí ứng tuyển của bạn.

Sau cùng, hãy mỉm cười và cảm ơn các nhà tuyển dụng một cách chân thành và không quên trả lời email mời phỏng vấn của họ bằng những lời cảm ơn ý nghĩa và thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của mình đến với quý công ty dù đạt hay không đạt.

Những lưu ý quan trọng khi phỏng vấn

Những lưu ý quan trọng khi phỏng vấn
Những lưu ý quan trọng khi phỏng vấn

Tập trung vào giá trị mang lại cho công ty

Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết rằng, công việc mà nhà tuyển dụng đang cần tuyển bạn hoàn toàn có khả năng làm được, đáp ứng được thay vì thao thao bất tuyệt về bản thân và mong muốn cá nhân, phúc lợi của công ty… 

Hãy nói về những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn có thể đáp ứng vào vị trí ứng tuyển, phù hợp với công việc. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm bạn sẽ làm gì được cho công ty chứ không phải là công ty sẽ mang lại gì cho bạn. Bởi nếu bạn xứng đáng, công ty không tiếc deal lương cao cho bạn để giữ chân nhân tài.

Trung thực và đừng chém gió quá nhiều

Trung thực và đừng chém gió quá nhiều
Trung thực và đừng chém gió quá nhiều

Rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường được nhiều đàn anh chị khuyên hãy chém gió thật nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường là người giàu kinh nghiệm, họ sẽ dễ nhận ra việc bạn thái quá về bản thân. Chém gió chỉ nằm ở mức làm phong phú cuộc phỏng vấn thay vì gian dối.

Không phải ai trong chúng ta cũng biết cách nói dối tốt. Khi một nhà tuyển dụng hỏi bạn điều gì đó mà bạn hoàn toàn không biết câu trả lời, bạn nên thú nhận điều này. Không nên cứ trả lời vòng vo, hoặc nói không đúng sự thật. Đặc biệt hãy nói đúng như trong CV, đừng biến mình trở thành kẻ dối trá trong mắt nhà tuyển dụng.

Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ

Trong cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Nếu bạn nghỉ việc vì mối quan hệ không tốt với sếp hay  bất cứ lý do gì từ khuyết điểm ở công ty cũ cũng tránh nói xấu, chì chiết. Bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không trung thành. 

Vậy nên, hãy nói về những ước mơ lớn, những công việc mơ ước ở vị trí đang ứng tuyển. Hãy nói về lịch trình cá nhân không phù hợp hay cần có sự thay đổi chỗ ở, mục tiêu… Đừng đánh giá và nói xấu công ty cũ nếu không muốn nhà tuyển dụng nghĩ bạn cũng sẽ làm thế với công ty họ nếu chuyển việc.

Nên tạo sự khác biệt bằng kỹ năng

Nên tạo sự khác biệt bằng kỹ năng
Nên tạo sự khác biệt bằng kỹ năng

Ngoại ngữ

Có thể ở vị trí mà bạn ứng tuyển không yêu cầu ngoại ngữ. Tuy vậy, hãy cố gắng hoàn thiện và làm mới bản thân bằng một loại ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật…

Hãy điền nó trong CV và chắc chắn bạn sẽ được hỏi đến và gây ấn tượng lớn về trình độ của mình đối với nhà tuyển dụng. Và bạn còn có thể được cân nhắc ở những vị trí công việc hấp dẫn khác.

Kỹ năng mềm – cứng

Hãy cố gắng thể hiện cũng như mô tả chi tiết trong CV cũng như trong quá trình phỏng vấn nhiều nhất những kỹ năng ngoài bạn có thể làm. Ví dụ như sở thích chơi nhạc cụ, thích đọc sách, các công việc tư vấn, tâm lý…

Có thể nói việc làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vẫn luôn là câu hỏi lớn của hàng ngàn ứng viên nhất là những bạn sinh viên mới ra trường. Hãy tích lũy nhiều nhất có thể kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển, đừng sơ sài trong CV, hồ sơ và tác phong chỉnh tề luôn là điểm cộng của bạn.

    Nhận tư vấn miễn phí