Stress là gì? Làm cách nào giảm Stress, căng thẳng hiệu quả

1596
Stress là gì?
Stress là gì?

Ngày nay, càng hiện đại thì con người cũng dần tập trung vào công nghệ – thiết bị hiện đại hơn, nhiều thứ lo nghĩ, đòi hỏi hơn cho cuộc sống. Con người dần như thụ động, không thể giải tỏa cảm xúc và trầm trọng hóa mọi thứ hơn dẫn đến tình trạng Stress mà bài viết sẽ đem ra phân tích như sau.

Stress là gì?

Stress là gì?
Stress là gì?

Stress là trạng thái khi bạn phải đối mặt với những sự cố trong cuộc sống, công việc, tình cảm khiến cơ thể bị căng thẳng. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra một loạt các chất hóa học như adrenalin, noradrenalin và cortisol giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. 

Dù stress được hiểu chung là tình trạng không nên được kéo dài và phát triển. Nhưng Stress cũng được biết là tình trạng có thể có tác động tích cực khi nó là động lực giúp chúng ta tập trung giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nó giúp con người chúng ta biết vươn lên và vượt qua thử thách.

Stress cũng là một yếu tố giúp con người có thể sinh tồn và phát triển. Tuy nhiên, nếu phản ứng stress này kéo dài và xảy ra quá thường xuyên, hoặc có quá nhiều yếu tố gây stress ở cùng một thời điểm, nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.

Mức độ nguy hiểm khi stress thường xuyên

Mức độ nguy hiểm khi stress thường xuyên
Mức độ nguy hiểm khi stress thường xuyên

Sự thay đổi của cơ thể

Khi cơ thể tiếp nhận căng thẳng sẽ gây ức chế miễn dịch, có khả năng dẫn đến tình trạng cơ thể mất năng lượng, khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn. Bị stress lâu dài và thường xuyên có thể hủy hoại hệ thần kinh, khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng dẫn đến một số bệnh lý như đau đầu, đau cơ và một số bệnh về tâm thần kinh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Ảnh hưởng đến não và mắt

Ảnh hưởng đến não và mắt
Ảnh hưởng đến não và mắt

Stress thường xuyên sẽ khiến não bộ bị tổn thương gây tình trạng mất ngủ hay ngủ không sâu. Điều này khiến não trở nên kém linh hoạt, thiếu minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Việc mất ngủ, ngủ chập chờn vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó khi mất ngủ sẽ kéo theo một số biểu hiện thường thấy như cơ thể suy nhược, da dẻ xuống sắc, gây quầng thâm, bọng mắt  thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.

Ảnh hưởng đến tim

Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường.

Ảnh hưởng đến phổi

Stress còn là nguyên nhân gây kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline tăng cao khiến hơi thở thường trở nên ngắn hơn và không sâu. Điều này không tốt cho vấn đề hô hấp. Việc này làm cho phổi không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết gây ảnh hưởng về sau.

Ảnh hưởng đến da

Ảnh hưởng đến da
Ảnh hưởng đến da

Điều này chắc chắn sẽ là vấn đề các bạn nữ nên quan tâm. Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…

Ảnh hưởng đến lưng, cổ

Stress làm tăng hormone adrenaline khiến cho các cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Cũng chính vì stress làm cơ thể mệt mỏi, uể oải mà chúng ta thường ít vận động gây nên các tình trạng về xương khớp.

Ảnh hưởng đến dạ dày

Ảnh hưởng đến dạ dày
Ảnh hưởng đến dạ dày

Nếu bạn đang cảm thấy tình trạng ăn uống sa sút, hay kén ăn, ăn không ngon, hay lên cơn đau dạ dày thì hãy cải thiện ngay việc căng thẳng kéo dài. Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt làm sự co bóp yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.

Ảnh hưởng đến chất lượng sống

Bên cạnh sức khỏe, stress gây ảnh hưởng chính đến chất lượng cuộc sống của bạn. Khi stress làm ảnh hưởng đến tinh thần quá dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, phản ứng với sự cố, khả năng kiểm soát, kiềm chế cảm xúc, phán đoán, làm việc… Đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.

Những triệu chứng của stress

Những triệu chứng của stress
Những triệu chứng của stress

Nhiều người nghĩ rằng stress chỉ là một biểu hiện đơn giản của cơ thể. Tuy nhiên, khi không thay đổi, kiểm soát về lâu dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, não bộ và cuộc sống. Các biểu hiện của bệnh có thể không rõ ràng cụ thể được liệt kê như sau:

Về nhận thức

  • Dễ mất tập trung, khó làm việc gì đó quá lâu
  • Thường suy nghĩ tiêu cực
  • Suy nghĩ lo lắng hoặc nặng nề
  • Khó khăn tiếp nhận thông tin mới
  • Khó ngủ, ngủ dễ tỉnh giấc hoặc thường xuyên gặp những cơn ác mộng
  • Khả năng phán đoán kém

Về hành vi

  • Ăn uống không còn thấy ngon
  • Rối loạn về giấc ngủ, ngủ không thấy đủ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Thích tự cô lập mình
  • Dễ tức giận, dễ xung đột, khó kiểm soát cảm xúc.
  • Tức giận và dễ bộc phát
  • Hay cắn móng tay, giật tóc liên quan đến hành vi ám ảnh cưỡng chế
  • Không quan tâm đến ngoại hình
  • Làm việc lơ là không tập trung
  • Sử dụng rượu bia và các chất kích thích

Về cảm xúc

  • Luôn thấy mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy cô đơn, nhu nhược và vô dụng
  • Áp lực, có thể mất kiểm soát
  • Bật khóc thất thường, có suy nghĩ tự tử
  • Dễ nổi nóng tức giận
  • Khó thư giãn và chìm vào giấc ngủ…
  • Sức khỏe yếu, dễ mệt mỏi
  • Dễ nhức đầu, đau dạ dày, ăn uống kém, không hứng thú tình dục
  • Tăng cân hoặc giảm cân mà không có sự thay đổi về chế độ ăn nào
  • Nổi mụn và ngứa da
  • Dễ buồn nôn
  • Đi vệ sinh thất thường

Nguyên nhân dẫn đến stress

Nguyên nhân dẫn đến stress
Nguyên nhân dẫn đến stress

Nguyên nhân gây stress chính dẫn bao gồm rất nhiều yếu tố như:

  • Vì ô nhiễm, khói bụi, ồn ào, vì tác động từ môi trường sống bên ngoài không lành mạnh.
  • Áp lực từ công việc quá nhiều và số lượng lớn, các vấn đề xung đột trong gia đình, xã hội, tài chính, cú sốc tâm lý
  • Vấn đề sức khỏe như cơ thể bị bệnh
  • Suy nghĩ của bản thân do làm quá các vấn đề lên, suy nghĩ tiêu cực quá nhiều…
  • Do tâm lý không ổn định, mất niềm tin về cuộc sống khiến bạn sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi.

Làm gì để giảm stress?

Làm gì để làm giảm stress?
Làm gì để làm giảm stress?

Có đến 70% người trưởng thành luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng mệt mỏi mỗi ngày. Vậy làm sao để giảm stress, thoát khỏi những cảm giác tồi tệ kéo dài, để yêu đời và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn sẽ được gợi ý sau đây:

Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao

Quá trình tập luyện sẽ giúp làm giải phóng endorphin cải thiện tâm trạng và giảm đau một cách tự nhiên. Ngoài ra còn giúp săn chắc cơ thể, tăng cường đề kháng và khỏe mạnh, tươi vui hơn, cải thiện được tinh thần tốt hơn.

Bổ sung dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn

Một trong những chất cần được bổ sung khi bị căng thẳng stress có thể kể đến như Lemon Balm, Axit béo Omega-3, Ashwagandha, chất polyphenol có trong trà xanh, Valerian… Ăn nhiều trái cây và chất chống oxy hóa cũng là cách rất tốt cho giảm stress.

Giảm lượng Cafein 

Giảm lượng Cafein 
Giảm lượng Cafein

Rất nhiều người lạm dụng việc sử dụng cafein để làm cơ thể hưng phấn và tỉnh táo. Điều này chỉ đúng khi chúng ta dùng một lượng vừa đủ. Sử dụng quá nhiều lượng cafein ở nhiều dạng khác nhau như uống cafe, trà mạn, socola, nước tăng lực… sẽ làm bản thân lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng hơn. 

Dành thời gian cho trò chuyện và chia sẻ

Dành thời gian cho trò chuyện và chia sẻ
Dành thời gian cho trò chuyện và chia sẻ

Việc nói chuyện tâm sự và trải lòng với người lạ, người thân, bạn bè là cách bạn giải tỏa được Stress thay vì chỉ dành riêng suy nghĩ tiêu cực cho mình. Việc người khác cho lời khuyên hay đơn giản lắng nghe bạn nói sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, đính chính lại suy nghĩ đúng đắn hơn.

Học cách từ chối

Rất nhiều người tự đưa áp lực về mình bằng cách nhẫn nhịn làm vui lòng người khác và gieo buồn bực vào người. Điều này càng lâu, càng nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy bí bách, áp lực. Khả năng chịu áp lực của con người là hữu hạn nên khi cảm thấy công việc hoặc vấn đề vượt quá tầm kiểm soát của mình thì cần học cách nói không.

Tập hít thở sâu

Tập hít thở sâu
Tập hít thở sâu

Không phải tự dưng các chuyên gia luôn khuyên bạn khi đối mặt với một vấn đề khó, thi cử, sinh nở… Cần phải hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh. Các bài tập hít thở sâu sẽ giúp kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, điều khiển phản ứng thư giãn.

Nghe nhạc

Âm nhạc luôn là sự lựa chọn cho mọi người không kén chọn bất cứ ai. Nó được coi là thần dược về tinh thần giúp quên đi những lo âu suy nghĩ, thư giãn và giải tỏa căng thẳng tốt. Hãy lựa chọn dòng nhạc ưa thích để trấn an, vực dậy tinh thần và  thư giãn hạ huyết áp và nhịp tim.

Đọc sách và tập suy nghĩ tích cực

Để kết hợp một thói quen tốt là đọc sách và suy nghĩ tích cực hơn. Hãy lựa chọn những tiêu đề sách mang ý nghĩa tiếp động lực, selfhelp, những châm ngôn, lời khuyên hay để nhìn nhận khác hơn về cuộc sống. Điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, đối mặt với các vấn đề một cách thỏa mái hơn.

Chắt lọc các mối quan hệ

Chắt lọc các mối quan hệ
Chắt lọc các mối quan hệ

Người ta thường có câu “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Việc bạn hằng ngày phải tiếp xúc, nói chuyện với những người luôn than vãn, suy nghĩ tiêu cực là vô cùng tệ hại. Nó truyền cho bạn những năng lượng xấu khiến bạn có cái nhìn tối hơn về mọi vấn đề.

Vậy nên hãy tập chơi, nói chuyện và theo dõi những người lạc quan, yêu đời, vui vẻ và thư thái trong suy nghĩ, hành động. Điều này giúp bạn thay đổi được thói quen phiến diện về mọi thứ và bớt áp lực hơn. Những vấn đề của bạn đã là quá đủ rồi, đừng lĩnh hội thêm những nguồn năng lượng xấu từ người khác.

Học một thứ mới

Để giảm bớt căng thẳng và suy nghĩ thoáng hơn trong cuộc sống. Bạn có thể tìm ra cho mình một sở thích để theo đuổi. Có thể là đánh đàn, hát, múa, nhảy, làm đồ handmade, làm hoa… Tất cả những “phụ liệu” mới này chắc chắn sẽ giúp bạn thấy thú vị và yêu đời hơn.

Trong cuộc sống hối hả ngày nay để tránh khỏi bị stress, căng thẳng, áp lực là rất khó. Nhưng để stress chỉ là một vấn đề nhỏ cần có trong cuộc sống tạo nên động lực cho bạn tiến về phía trước thay vì làm trầm trọng nó lên, kéo dài thành một căn bênh. Bạn cần biết cách thay đổi, xử lý và rèn luyện bản thân mỗi ngày giúp giảm stress, thư giãn và nghỉ ngơi đúng cách.

    Nhận tư vấn miễn phí