Tiềm năng lớn từ nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

2381
Nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đã và sẽ phát triển vươn tầm thế giới
Nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đã và sẽ phát triển vươn tầm thế giới

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam được coi là một nghề tiềm năng đem lại nhiều công việc với thu nhập ổn định cao cho công nhân lao động cũng như các chủ đầu tư muốn làm giàu. Là loại hình có quyền đã, đang và sẽ vươn tầm thế giới khi đối với thị trường sản xuất thủy sản, nước ta là nguồn cung không hề kém cạnh gì các quốc gia lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản… Cùng tìm hiểu sâu hơn về thế mạnh và những cơ hội lớn trong nghề.

Nghề nuôi trồng thủy sản là gì?

Nghề nuôi trồng thủy sản là gì?
Nghề nuôi trồng thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ tùy vào từng loại. Trong đó, kết hợp với việc can thiệp từ kỹ thuật – công nghệ cao như các kỹ thuật sản xuất, quy trình nuôi an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản, chọn giống, cung cấp thức ăn, nguồn nước… 

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước. Là một lĩnh vực rất rộng và có tiềm năng phát triển rất mạnh ở khu vực các vùng biển hay Đồng bằng Sông Cửu Long là chủ yếu.

Chương trình đào tạo nghề sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nghề nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài.

Bên canh đó là tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Cung cấp các kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.

Các loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay

Các loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay
Các loại hình nuôi trồng thủy sản hiện nay

Hiện nay các loại hình ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta gồm:

Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (Aquaculture, backyard)

Đây là dạng nuôi trồng theo sở thích, quy mô nhỏ tự phát, các sản phẩm nuôi trồng ra thường để tự tiêu thụ hay cũng có thể để bán. Nguồn nhân lực tự có thường là người nhà tận dụng diện tích, nguồn nước, năng lượng tự có.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ (Aquaculture, brackish water):

Là hình thức nuôi các đối tượng thủy sản trên vùng nước lợ.

Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên (Aquaculture, capture-based:)

Là hình thức thu gom và sử dụng giống thủy sản còn nhỏ ở các nơi, ngoài tự nhiên đem về dùng kỹ thuật nuôi trồng thành các sản phẩm đạt chất lượng để bán – xuất khẩu.

Nuôi trồng thủy sản thương mại (Aquaculture, commercial)

Là những cơ sở nuôi trồng thủy sản mang hình thức kinh doanh thu lợi nhuận lớn. Thực hiện quy mô từ vừa nhỏ cho đến lớn tạo ra sản phẩm xuất ra thị trường, đầu tư tiếp và bán sản phẩm.

Nuôi trồng thủy sản quảng canh (Aquaculture, extensive):

Hệ thống sản xuất này được đặc trưng bởi: mức độ kiểm soát thấp (về môi trường, dinh dưỡng, địch hại, cạnh tranh, tác nhân gây bệnh); chi phí sản xuất thấp, công nghệ thấp, và hiệu quả sản xuất thấp (năng suất không quá 500 kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất lượng nước địa phương; sử dụng thủy vực tự nhiên (ví dụ đầm phá, vịnh, vũng) và thường không xác định rõ các đối tượng nuôi.

Nuôi trồng thủy sản cao sản (Aquaculture, hyper-intensive):

Là hình thức nuôi thâm canh, có năng suất cao, đạt trên 200 tấn/ha/năm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có đủ các chất dinh dưỡng theo một hình thức kỹ thuật bài bản và khoa học tùy theo nhu cầu của loài.

Có chế độ kiểm tra và điều phối cao, thường xuyên cung cấp nước, tăng cường kiểm soát chất lượng nước cấp trong hệ thống ao, lồng, bể và mương xây nước chảy.

Nuôi trồng thủy sản kết hợp (integrated):

Là hệ thống nuôi trồng thủy sản chung nguồn nước, thức ăn, quản lý… với các hoạt động khác, thường là với nông nghiệp, nông-công nghiệp, cơ sở hạ tầng khác như nước thải, nhà máy điện…

Nuôi trồng trên biển (marine water):

Là hình thức nuôi từ khi bắt đầu thả giống đến khi thu hoạch sản phẩm đều được thực hiện trực tiếp trên biển nhờ khoanh vùng, kết hợp với máy móc thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nuôi trồng.

Nuôi quảng canh cải tiến:

Nuôi trong một diện tích rộng, có bổ sung thêm giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch.

Nhưng tố chất phù hợp với ngành nuôi trồng thủy sản

Nhưng tố chất phù hợp với ngành nuôi trồng thủy sản
Nhưng tố chất phù hợp với ngành nuôi trồng thủy sản

Để có thể theo học ngành nuôi trồng thủy sản, người học cần có một số tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
  • Thích tìm hiểu và tìm tòi sự sống, phát triển của các sinh vật sống ở các nguồn nước từ lối sống, tập quán cũng như các bệnh thường gặp, dễ gặp…
  • Thích chăm sóc và quan sát sự hình thành, phát triển của động – thực vật dưới nước.
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
  • Thường xuyên thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên, của các loại sinh vật dưới nước
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
  • Ngoài ra thì sự mày mò, chịu khó, sáng tạo và chăm chỉ là những yếu tố vô cùng cần thiết giúp bạn theo đuổi, phát triển và thành công hơn trong nghề.

Mức lương và tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản

Mức lương và tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản
Mức lương và tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là ngành học có mức lương mở không cố định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, loại hình như vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn… 

Đối với kỹ sư thủy sản

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì nghề nuôi trồng thủy sản được đánh giá là ngành học vô cùng tiềm năng và sáng giá với mức lương hấp dẫn. Theo mặt bằng đánh giá chung với những người có kinh nghiệm từ 1 năm thì mức lương dao động trong khoảng 8 –  20 triệu

Cơ hội công việc của ngành thì đang cực kỳ rất rộng mở và thiếu hụt kỹ sư. Tại các ngày hội việc làm với quy mô lớn, hàng trăm doanh nghiệp muốn tìm kiếm cho mình những người có kiến thức và năng lực vào vị trí có thu nhập cao ổn định.

Đối với sinh viên gửi đi đào tạo

Hiện nay tại nhiều trường đại học, cao đẳng. Nhờ vào sự kết nối tốt của nhà trường cũng như nhu cầu nhân công lớn. Sinh viên đang học hoặc học xong còn được gửi đi đào tạo các công ty trong nước và ngoài nước để trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ngay khi đang học.

Các công ty nhận đào tạo sẽ lo chỗ ăn ở và trả lương thực tập cho sinh viên nuôi trồng thủy sản khoảng 1,5 triệu đồng/tháng tùy vào thị trường. Ngoài ra nếu sinh viên làm tốt mà thu được lợi nhuận cao, bạn tiếp tục được nhận khoảng 5-7% tương đương khoảng 20-40 triệu đồng và còn có cơ hội nhận việc làm ngay.

Cơ hội việc làm ngành nuôi trồng thủy sản

Cơ hội việc làm ngành nuôi trồng thủy sản
Cơ hội việc làm ngành nuôi trồng thủy sản

Nghề nuôi trồng thủy sản được đánh giá là sáng giá trong tương lai đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể, sinh viên của ngành có thể đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau:

  • Đảm nhận công tác quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan..
  • Kỹ sư thủy sản tại các công ty nuôi trồng thủy sản, Sở Thủy Sản, các cơ sở sản xuất giống,… Là những nơi bạn có thể lựa chọn công tác sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này.
  • Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân
  • Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu NTTS, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…
  • Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
  • Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Các trường đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản

Các trường đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản
Các trường đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản

Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi và tìm hiểu chuyên sâu, chuyên nghiệp nghề nuôi trồng thủy sản tại nước ta thì có thể tham khảo một số trường đại học đào tạo chuyên ngành nuôi trồng thủy sản sau đây:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Hạ Long
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Vinh
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang
  • Đại học An Giang
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Tiền Giang

Nước ta hiện đang là nước có lượng xuất khẩu thủy – hải sản khá lớn vươn tầm thế giới và trong tương lai chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa ở cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà việc theo đuổinghề nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp ngay hôm nay đem đến nhiều cơ hội lớn cho cả vị trí là kỹ sư hay tự mở các hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp sản phẩm.

    Nhận tư vấn miễn phí