Thực tế cho thấy, sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm cung cấp cho 90 triệu người dân Việt Nam chưa tính đến xuất khẩu. Điều này mở ra nhiều ý tưởng cũng như nhu cầu và nhân lực đáp ứng. Bên cạnh đó, tại các trường đào tạo thì khoa chăn nuôi là một trong những ngành đào tạo hàng đầu Việt Nam và có nhiều đóng góp cho ngành chăn nuôi nước nhà.
Mục lục
Nghề chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Nghề chăn nuôi sau khi ra trường bạn có thể tự mở mô hình kinh doanh, làm kỹ sư – bác sĩ thú y cho các doanh nghiệp, trang trại. Ngoài ra có thể tự kinh doanh spa, cung cấp thuốc, điều trị cho vật nuôi…
Là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loại động vật, thủy sản, ứng dụng công nghệ – kỹ thuật vào chế biến thức ăn, xây dựng chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi. Trợ giúp vật nuôi bảo vệ và phục hồi sức khỏe, nghiên cứu khẩu phần cho vật nuôi. Sử dụng dây chuyền, thiết bị để phân tích chất lượng nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi…
Vì sao nên học ngành chăn nuôi?
Đối với nền kinh tế – xã hội
Đối với đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, ngành chăn nuôi/nông nghiệp của Việt Nam là lực lượng đóng góp cho nền kinh tế chủ chốt. Là ngành chủ đạo đóng vai trò:
- Cung cấp phân bón cho cây trồng
- Cung cấp sức kéo
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,y học…
- Cung cấp thức ăn
- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu
- Cung cấp cho du lịch – quảng bá
- Tận dụng phế phẩm cho các ngành công, nông nghiệp.
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập ở các vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là nguồn thu từ chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô hộ gia đình. Cung cấp việc làm và gia tăng năng suất.
Sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm ngành chăn nuôi cung cấp cho 84 triệu người dân Việt Nam. Tiềm năng phát triển ngành nghề chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô ở nước ta rất lớn, là cơ hội cho những ai có niềm đam mê phát triển nghề chăn nuôi.
Đối với lợi ích nông dân
- Học ngành chăn nuôi sau khi ra trường sẽ sử dụng kiến thức, lý thuyết để về giúp đỡ cho bà con cách chăm sóc vật nuôi hiệu quả. Cải tiến cách chăm sóc giúp tăng năng suất kết hợp với kỹ thuật và công nghệ.
- Khi nước nhà luôn ủng hộ người dân lập nghiệp trên chính quê hương của mình tạo ra các mô hình kinh doanh góp phần thúc đẩy, phát triển nông nghiệp. Thì mỗi hộ kinh doanh nuôi trồng còn đem lại nguồn thu hấp dẫn cho mình.
- Cung cấp thêm nhiều việc làm cho người dân, công nhân trong thời kỳ công việc thiếu hụt hiện nay.
- Theo học ngành nuôi trồng, chăn nuôi không quá khó khăn. Điều kiện theo học đơn giản, chỉ cần có đam mê và yêu thích ngành nghề này.
- Tận dụng được phế phẩm từ vật nuôi có thể xen canh để trồng trọt vô cùng hoàn hảo, đem lại thu nhập và bảo vệ môi trường.
- Ngành chăn nuôi có rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chăn nuôi là một trong 2 ngành chủ lực của nông nghiệp, thì nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản lại càng cấp thiết.
- Trong tương lai, ngành Nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại sẽ có sự phối hợp của nhiều ngành, hệ thống được tự động hóa toàn diện, áp dụng những quy trình, mô hình canh tác, chăn nuôi tiên tiến để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế, hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Ước tính năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành Nông – Lâm – Ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Điều này là một cơ hội lớn cho những bạn đang ấp ủ ước mơ học ngành này.
- Tại các hội chợ việc làm cho chuyên ngành nông nghiệp có đến 80% doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển dụng lao động tốt nghiệp ngành chăn nuôi.
Thu nhập cao
Bác sĩ thú y hay các kỹ thuật viên chuyên ngành chăn nuôi sau khi ra trường có mức lương khá hấp dẫn khi làm tại các trang trại hoặc viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự vận dụng kiến thức và giống có sẵn từ trang trại để tự nuôi trồng tại nhà, tại trại… Bình quân thu nhập có thể lên đến 40-50 triệu/tháng.
Ngoài ra, việc trở thành bác sĩ thú y còn cho phép bạn mở các quầy thuốc cung cấp, điều trị cho vật nuôi như chó, mèo, gà, lợn… Cung cấp vật dụng chuyên dùng cho nuôi trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó, mở spa chăm sóc và làm đẹp, chữa trị cho thú cưng với kiến thức cao, kỹ thuật tay nghề vững cho vật cưng như chó, mèo, chuột… Đem lại mức thu nhập cực khủng khi nhu cầu chăm sóc chất lượng cao ngày càng trở nên mật thiết hơn. Nhiều người có thể chi ra đến 40-50 triệu chỉ để mua một chú cún và háng tháng chi ra 500-1.000.000 cho chăm sóc thú cưng…
Thông tin đào tạo ngành chăn nuôi
Theo học ngành Chăn nuôi, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi trâu bò, Vệ sinh chăn nuôi, Giống vật nuôi, Hóa sinh động vật, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Sinh lý động vật, Di truyền động vật.
Ngành chăn nuôi học những gì?
Theo học các chuyên ngành liên quan chăn nuôi bạn sẽ rèn luyện được các kỹ năng liên quan như:
- Tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm
- Nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa
- Khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…)
- Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao)
- Nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi…
Tố chất theo học ngành chăn nuôi
- Có sở thích và đam mê chăm sóc vật nuôi
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động vật
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của động vật
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
- Cần cù và chịu khó tìm tòi, nghiên cứu
- Có óc sáng tạo để sáng chế và nghiên cứu ra các loại thuốc, phương pháp chữa vật nuôi
Cơ hội việc làm và lương hưởng
Ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:
- Trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, Cục/Viện nghiên cứu, Phòng thú y cộng đồng thuộc chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y quận huyện, trạm kiểm dịch…
- Kỹ sư chăn nuôi trong công tác kiểm soát và theo dõi vật nuôi tại các trang trại
- Phòng xét nghiệm thú y khoa của các trường cao đẳng hoặc đại học, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường cao đẳng, đại học, viện có liên quan đến chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y.
- Công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Các công ty kinh doanh thuốc thú y
- Các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.
- Nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm để tạo ra giống mới tại các viện
- Tự mở các doanh trại chăn nuôi, thuốc thú ý, spa vật nuôi…
Mức lương sau ra trường
Trong các chuyên ngành thuộc nhóm ngành nông nghiệp, ngành Chăn nuôi được đánh giá cao với mức lương khá cao. Nếu là kỹ sư trang trại mức lương có thể lên đến 20-30 triệu/tháng.
Mức lương của ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn… Mức lương phổ biến của ngành đối với sinh viên mới ra trường dao động từ 6 – 15 triệu/ tháng.
Với những người tham gia hoạt động kinh doanh về Chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20 – 25 triệu/ tháng. Ngoài ra bạn có thể tham gia chương trình thực tập sinh tại các nước khác có liên kết với mức lương cao hấp dẫn và thu về nhiều kiến thức mới.
Bên cạnh đó là tự mở các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn hóa, hiện đại với sự kết hợp giữa lý thuyết, kỹ thuật. Đem lại năng suất cao, sản phẩm chất lượng thì thu nhập sẽ ở mức vô cùng lớn.
Danh sách trường đào tạo ngành chăn nuôi
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hải Dương
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Tân Trào
- Đại học Tây Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Hồng Đức
Khu vực miền Nam
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Trà Vinh
Có thể thấy được ngành chăn nuôi chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt tại thị trường trong nước. Nhất là những ai có đam mê làm giàu từ các mô hình kinh doanh – nuôi trồng trang trại quy mô và tiêu chuẩn. Sinh viên theo học sau ra trường chắc chắn có tương lai rộng mở với thu nhập hấp dẫn.