Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp – Những yếu tố quyết định

2494
Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp - Những yếu tố quyết định
Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp - Những yếu tố quyết định

Hiện nay, khi đặt câu hỏi đối với bất kỳ sinh viên nào về dự định trong tương lai thì đều thu về câu trả lời cực kỳ mơ hồ và thiếu định hướng. Không biết học ngành này có đúng không? Có việc không? Theo đam mê hay theo xu hướng… Qua đó cho thấy, việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp vô cùng quan trọng và cần có kế hoạch chi tiết càng sớm càng tốt.

Loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực

Loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực
Loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực

Sự việc sẽ thay đổi khi suy nghĩ thay đổi. Chính vì thế mà điều đầu tiên trong việc định hướng nghề nghiệp chính là cần phải biết điều gì nên làm và điều gì không. Nhất là các bạn sinh viên trước và sau khi theo học các trường cao đẳng, đại học cần loại bỏ ý nghĩ cũ kỹ về sự nghiệp như:

Loại bỏ tư tưởng học chỉ để lấy bằng

Rất nhiều sinh viên và thậm chí là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều có suy nghĩ cứ học trước, miễn sao có tấm bằng đại học là có thể yên tâm cho con đường về sau.

Thực tế hiện nay cho thấy, bằng cao đẳng hay đại học không còn quá quan trọng khi hầu hết các công ty tư nhân, doanh nghiệp, tập đoàn quốc gia trừ nhà nước đều cần kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực là chính.

Nghĩa là giữa một người có năng lực và một người chỉ có bằng cấp. Nhà tuyển dụng sẽ để ý nhiều hơn đến người có thể cho họ năng suất thực thấy thay vì chỉ là tờ giấy mang tên “Bằng Đại Học”.

Chính vì thế việc xác định phương hướng, nghề nghiệp rất quan trọng. Cần trau dồi bản thân hội tụ đủ các yếu tố mà không chỉ để lấy bằng cấp vô nghĩa khi bản thân không thích, hoặc không có tiềm năng.

Loại bỏ tư tưởng sinh viên mới ra trường không được trọng dụng

Loại bỏ tư tưởng sinh viên mới ra trường không được trọng dụng
Loại bỏ tư tưởng sinh viên mới ra trường không được trọng dụng

“Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa… 

Điều đáng nói là trong quá trình tuyển dụng, không ít lần các nhà tuyển dụng gặp phải đó là sinh viên, kể cả những sinh viên có bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều sinh viên còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực và khả năng của mình cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn nữa hay không”.

Hai luận điểm trên dường như đã đi sâu vào tiêu chuẩn lựa chọn nhân lực ở hầu hết các nhà tuyển dụng và kéo theo hệ quả là nhiều sinh viên cảm thấy buông xuôi và không nỗ lực. Bởi ý nghĩ “ra trường cũng không xin được việc”

Chính vì thế bạn cần phải thay đổi ý nghĩ đó bằng việc:

  • Rèn luyện khả năng ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Có ngoại ngữ bạn đã chiếm được trên 50% thiện cảm và nhu cầu được tuyển dụng từ công ty
  • Rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn, giao tiếp…
  • Rèn luyện viết CV ấn tượng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
  • Ngoài ra các kỹ năng cần thiết khác như tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng cần được tìm hiểu nhiều hơn
  • Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng nên tìm hiểu và học hỏi cách sử dụng về các công việc cơ bản trong văn phòng như máy in, máy fax, máy photocopy… 

Những yếu tố giúp sinh viên định hướng được sự nghiệp

Những yếu tố giúp sinh viên định hướng được sự nghiệp
Những yếu tố giúp sinh viên định hướng được sự nghiệp

Theo khảo sát trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.

Tất cả những con số trên cho thấy, để có thể định hướng được nghề nghiệp đúng đắn và tốt nhất sau khi ra trường, bạn cần phải dựa vào nhiều yếu tố bản thân, xã hội, xu hướng… như sau:

Đam mê và sở thích của bản thân

Đam mê và sở thích của bản thân
Đam mê và sở thích của bản thân

Những kiến thức học thuật, cùng những kỹ năng và trải nghiệm có được trong thời gian học đại học là nền tảng khá tốt để bạn xác định mình thực sự hứng thú với ngành nghề gì. 

Việc có thể theo đuổi và kiên trì lâu dài trên giảng đường và cố gắng tìm việc, tự tin và khao khát được làm việc mình yêu thích chiếm tỷ lệ khá lớn trong việc thành công trong tương lai

Bằng cách tìm sự tương thích giữa đam mê và khả năng, bạn sẽ hình dung được công việc tương lai của mình. Hãy tự nghĩ đến điều mình thích trước tiên để có thể mường tượng ra ngành nghề mình sẽ theo đuổi và gắn bó.

Mục tiêu công việc

Mục tiêu công việc
Mục tiêu công việc

Mục tiêu để phấn đấu rất quan trọng, nó đi song hành với đam mê và sở thích. Hãy bắt đầu hình thành mục tiêu thông qua những việc mình thích.

Điều gì sẽ tạo động lực cho bạn trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp sau này? Số tiền mà bạn mong muốn kiếm được là bao nhiêu? Sứ mệnh bạn muốn có trong tương lai là gì? 

Bạn có thể xây dựng dựa trên niềm yêu thích khi còn bé hoặc lấy một ai đó làm thần tượng, làm động lực để theo đuổi. Khi có mục tiêu bạn sẽ biết mình phải làm những gì thật tốt bằng mọi giá để đạt được nó.

Mỗi nghề nghiệp sẽ có yêu cầu một phẩm chất cũng như có những cơ hội phát triển khác nhau. Lộ trình nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau, bạn cần chủ động tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó xác định mục tiêu của mình.

Trải nghiệm thực tế

Trải nghiệm thực tế
Trải nghiệm thực tế

Những trải nghiệm thực tế sẽ mang lại cho bạn cái nhìn khách quan hơn về nghề nghiệp trong tương lai. “Sống” cùng nghề nghiệp là cách tốt nhất để bạn có thể quan sát công việc từ mọi khía cạnh. 

Cách tốt nhất để biết mình thích gì và đắm chìm vào công việc đó là hãy làm thật nhiều, va chạm nhiều bạn sẽ biết mình nên làm gì. Hãy trân trọng quãng thời gian đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Thời gian lúc đó là vô giá và dư dả để bạn hoạch định và làm thêm, ấp ủ dự án và kế hoạch cho đánh giá tính phù hợp của công việc tương lai

Xin lời khuyên từ những người trong nghề

Xin lời khuyên từ những người trong nghề
Xin lời khuyên từ những người trong nghề

Để biết được định hướng nghề nghiệp của mình có bao nhiêu phần trăm là thành công và đúng đắn thì hãy nhìn những người đã đi trước. Ngày nay, cơ hội để bạn tiếp cận với công việc và những người đang hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể là vô cùng nhiều. 

Các website, diễn đàn nghề nghiệp là nơi bạn có thể tìm thấy những chia sẻ về công việc hàng ngày, áp lực bạn sẽ gặp phải, thử thách, hay những điều bạn cần phải rèn luyện nếu muốn bám trụ.

Bên cạnh đó, bạn có thể thông qua các công việc làm thêm để tiến gần với những người thành công và hiểu nhiều hơn về nghề nghiệp mình đang định hình

Tham gia các diễn đàn định hướng nghề nghiệp

Tham gia các diễn đàn định hướng nghề nghiệp
Tham gia các diễn đàn định hướng nghề nghiệp

“Định hướng nghề nghiệp” là một trong những đề tài quen thuộc đối với các bạn sinh viên, đồng thời là công cụ giúp họ định hướng tư duy trong việc đưa ra quyết định sự nghiệp.

Trong các buổi giao lưu này sẽ có sự góp mặt của không ít các doanh nhân, các chủ doanh nghiệp, những người thành công mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, chuyên môn, sự từng trải quý báu và giải đáp mọi thắc mắc từ sinh viên.

Chính vì thế hãy tận dụng cơ hội này để tháo gỡ những khúc mắc của bản thân để làm sáng tỏ hơn con đường sự nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp, những khách mời tại diễn đàn cũng đôi khi sẽ có khá nhiều option có sẵn dành cho những bạn sinh viên có đam mê và nhiệt huyết.

Xu hướng xã hội

Xu hướng xã hội
Xu hướng xã hội

Dù đang ngồi ở giảng đường, bạn vẫn có thể nghe được rất nhiều ý kiến trái chiều và cùng chiều từ xu hướng tuyển dụng hiện nay và tương lai. Ngành đang HOT, ngành kia dễ xin việc, ngành này lương cao…

Nếu ngành bạn đang học là xu hướng và có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai thì quá hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu đó không phải là những ngành bạn yêu thích và có dự định theo đuổi thì cũng không cần quá lo lắng. Hãy cứ theo đuổi đam mê và giỏi cái mình thích chắc chắn bạn sẽ có đất dụng võ.

Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, người đã can đảm chọn đúng mục tiêu đời mình. Chỉ cần bạn chăm chỉ và nghiêm túc làm việc, theo đuổi ước mơ, chắc chắn bạn sẽ được ghi nhận và tìm được 1 vị trí thích hợp với mình. 

Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai sự nghiệp và cả cuộc sống về sau của bạn. Chính vì thế hãy suy nghĩ và nghiên cứu thật kỹ những yếu tố quyết định nghề nghiệp bạn sẽ theo đuổi. Và một khi đã có mục tiêu, hãy bám lấy, cống hiến và nỗ lực hết mình.

    Nhận tư vấn miễn phí